Áp lực thi cử, người trẻ có đủ bản lĩnh vượt qua ?

Hành trình đầy khó khăn của Đức Phúc trước khi trở thành ca sĩ giàu có

Đức Phúc sinh ra trong một gia đình không có ai hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, giải trí. Thứ liên quan duy nhất của gia đình với âm nhạc là những buổi quây quần hát karaoke, đây cũng chính là khởi nguồn cho đam mê ca hát của Đức Phúc.

Sau cuộc thi Giọng hát Việt, Đức Phúc đã phẫu thuật thẩm mỹ.

Đam mê âm nhạc nhưng bất lợi về mặt ngoại hình khiến những buổi casting biểu diễn văn nghệ ở trường của anh đều không thành công. Phải tới năm lớp 12, Đức Phúc mới có cơ hội biểu diễn trong lễ bế giảng của trường. Sau đó lên đại học, anh bắt đầu tham gia câu lạc bộ âm nhạc của trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và trở thành một trong những giọng ca chính của đội văn nghệ.

Từng đăng ký tham gia một số cuộc thi âm nhạc lớn như Vietnam Idol và Vietnam’s Got Talent nhưng đều không thành công, năm 2015, Đức Phúc đăng ký tham gia cuộc thi Giọng hát Việt và bất ngờ giành giải Quán quân. Đây được coi là chiến thắng thuyết phục khiến khán giả càng thêm yêu mến chàng trai không đẹp về ngoại hình nhưng cực kỳ kỹ thuật trong giọng hát.

Sự nghiệp ca hát của Đức Phúc phất lên sau khi phẫu thuật thẩm mỹ

Trở thành Quán quân Giọng hát Việt khi mới chỉ 19 tuổi, Đức Phúc đã được xếp vào hàng ngũ ngôi sao tuổi trẻ tài cao, với chất giọng cao, trong trẻo pha chút trầm ấm mà sâu lắng.

Nhưng khi đoạt giải thưởng cao nhất tại cuộc thi Giọng hát Việt, ngoại hình của anh là một trở ngại lớn khiến anh không được chú ý. Chỉ tới khi quyết định thay đổi diện mạo cùng sự hậu thuẫn của 'họa mi tóc nâu' Mỹ Tâm, Đức Phúc mới thực sự bùng nổ và trở thành một trong những cái tên đáng được chú ý nhất hiện nay.

Sau hơn 3 tháng thành Quán quân, Đức Phúc kết hợp với nhạc sĩ Phạm Toàn Thắng cho ra đời sản phẩm âm nhạc đầu tay "Chỉ Một Câu" đã vô cùng thành công và nhận về hàng loạt các giải thưởng như: Ca sĩ thể hiện hiệu quả, Bài hát của tháng, Ca sĩ được yêu thích nhất do khán giả bình chọn,...

Ngoại hình từng là trở ngại lớn của Đức Phúc.

Năm 2017, Đức Phúc tham gia cuộc thi Hành trình lột xác, với mong muốn được khán giả đón nhận nhiều hơn và tiến xa hơn trong sự nghiệp âm nhạc. Quyết định là một bước đi vô cùng đúng đắn, chỉ trong một thời gian ngắn đã giúp nam ca sĩ tiến xa hơn rất nhiều so với vị trí mà anh nắm giữ trước đây.

Sau khi phẫu thuật thẩm mỹ, Đức Phúc xuất hiện nhiều trên các gameshow, là gương mặt đại diện cho nhiều nhãn hàng. Anh cũng đầu tư nhiều sản phẩm âm nhạc có nội dung hay giọng ca được trau chuốt nhiều hơn.

Cho đến thời điểm hiện tại, nam ca sĩ gốc Hà Nội đã tung ra một số MV mang lại hiệu ứng lớn. Một trong số đó là ca khúc "Em đồng ý" của nam ca sĩ kết hợp với nhóm nhạc 911, là bản tiếng Việt của ca khúc "I Do" từng là bản hit làm mưa làm gió hơn 10 năm trước. Đây cũng được xem là bản tình ca bất hủ trên thế giới.

Ca khúc "Em đồng ý" của nam ca sĩ kết hợp với nhóm nhạc 911.

Chính nhờ sự nổi tiếng và chăm chỉ trong công việc đã giúp cho giọng ca "Anh Ở Đây Mà" nhanh chóng mua được nhà riêng, xe sang và lo được cho em mình ăn học.

Sau 9 năm hoạt động nghệ thuật, Đức Phúc đang là một trong những nghệ sĩ trẻ có giá cát-xê cao ngất ngưởng. Anh từng tiết lộ bản thân đang sở hữu vài bất động sản tiền tỷ, xe hơi, 10 sổ tiết kiệm và rất nhiều đồ hiệu.

Cụ thể vào năm 2021, Đức Phúc tậu căn hộ rộng 120m2 bao gồm 3 phòng ngủ tại thành phố Thủ Đức trị giá hơn 10 tỷ đồng. Nhiều nội thất trong nhà khá đắt tiền vì được đặt từ nước ngoài. Từng là sinh viên khoa Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, Đức Phúc tự lên ý tưởng thiết kế, giám sát thi công, tân trang toàn bộ không gian sống cho phù hợp nhu cầu sử dụng. Trước đó anh cũng sở hữu 1 căn hộ khác tại Quận 7 mua vào năm 22 tuổi chỉ sau 3 năm trở thành Quán quân Giọng hát Việt.

Đức Phúc tậu căn hộ rộng 120m2 bao gồm 3 phòng ngủ tại thành phố Thủ Đức trị giá hơn 10 tỷ đồng.

Trước đó, cuối năm 2018, giọng ca "Hết thương cạn nhớ" tậu 1 chiếc Range Rover Evoque trị giá hơn 3 tỷ đồng. Nói về những món hàng mình sở hữu, Đức Phúc cho biết đều là tiền anh có chứ không dám vay mượn. Ca sĩ kể: "Mẹ tôi bán xôi, bố lái xe thì lấy đâu ra tiền hỗ trợ con cái. Chưa kể, gia đình tôi từng lâm vào cảnh nợ nần thì hiện tại, mỗi khi ai đó nhắc đến chữ "nợ", tôi ám ảnh lắm. Khi dồn đủ tiền, tôi mới dám mua chứ không vay mượn ai".

Đến năm 2020 anh mua tặng bố mẹ chiếc Toyota Fortuner giá hơn 1 tỷ đồng và 1 căn hộ tại Hà Nội. Anh cũng cho biết mình thường xuyên gửi tiền về hằng tháng để biếu đấng sinh thành.

Cuối năm 2018, giọng ca "Hết thương cạn nhớ" tiếp tục tậu 1 chiếc Range Rover Evoque trị giá hơn 3 tỷ đồng.

Ngoài bất động sản và xe hơi, anh còn là tín đồ hàng hiệu với các thương hiệu đình đám như Gucci, D&G, Versace,…

Với sự giàu có này, khi tham gia gameshow "Anh trai Say hi", không quá khó để trả lời cho câu hỏi tại sao anh chàng này lại chịu chi cho các tiết mục của nhóm đến thế. Một nguồn tin tiết lộ, để đầu tư cho tiết mục của nhóm, Đức Phúc đã bỏ ra 300 triệu đồng.

Một số bình luận của cư dân mạng đều dành những lời khen có cánh cho nam ca sĩ như: "Đó là sự chỉnh chu làm nghề và số tiền đó đầu tư để PR cho chính thương hiệu cá nhân"; "Anh giàu anh có quyền chi tiền để phục vụ khán giả"; "Phúc chu đáo mà. Hồi trước không có chú ý đến bạn ấy nhiều chứ từ lúc vào chương trình đến giờ mình quý Phúc lắm, đặc biệt là từ sau khi bắt team với Rhyder"; "Quan trọng là người ta chuyên nghiệp, tâm huyết với sân khấu của mình . Chứ nghệ sĩ đầy người giàu mà có dám chi ra không lại là vấn đề khác,…".

Đức Phúc còn là tín đồ hàng hiệu với các thương hiệu đình đám như Gucci, D&G, Versace,…

Một số quy định pháp luật về bạo lực gia đình

Bạo lực được hiểu là dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế, bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, trẻ em.

Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là: “hành vi cố ý củathành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007).Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng thức khác nhau.

* Có thể nhận diện bạo lực gia đình ở những hình thức chủ yếu sau:

- Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làmtổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.

- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình.

- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động…).

- Bạo lực về tình dục: là tất cả các hành vi mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con. Bạo lực về tình dục là vấn đề khá tế nhị, người ta thường hay giấu nhưng nó xảy ra khá nhiều và gây hậu quả làm đổ vỡ gia đình.

* Đối tượng bạo lực và bị bạo lực:Bạo lực giữa vợ, chồng với nhau; bạo lực giữa cha mẹ và con cái; bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình.

* Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau.Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

2. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình gồm: “Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam”.

3. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể

3.1.Quyền, nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình:được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, bao gồm:

1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.

Nạn nhân bạo lực gia đình, những người bị chính người thân của mình gây ra những tổn thương nhất định, rất cần được sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội. Khi hành vi bạo lực đã xảy ra trong gia đình thì những thành viên gia đình vì những mối quan hệ với người thực hiện hành vi bạo lực sẽ rất khó có sự can thiệp mạnh mẽ, dứt khoát cần thiết để bảo vệ nạn nhân. Do đó, nạn nhân cần sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ, sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc quy định đây là quyền của nạn nhân, tức là nghĩa vụ của các chủ thể khác phải thực hiện là hoàn toàn đúng đắn.

Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp, nạn nhân bạo lực gia đình cần sự giúp đỡ về y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật. Những tổn thương về thể chất có thể chữa lành bằng sự chăm sóc y tế, nhưng với tổn thương về tâm lý, nạn nhân không dễ dàng vượt qua được. Những sợ hãi, hoang mang, khủng hoảngcó thể theo họ một thời gian dài, khiến họ không lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống. Họ rất cần được tư vấn tâm lý để vượt qua những nỗi ám ảnh này, họ cần được biết rằng họ không có lỗi trong việc để hành vi bạo lực gia đình xảy ra, được hướng dẫn phải xử sự như thế nào khi những hành vi này tiếp diễn. Đặc biệt, họ cần biết những quy định của pháp luật về vấn đề này để nâng cao khả năng tự bảo vệ trong những trường hợp tương tự.

Ngoài ra, nạn nhân cũng cần có một nơi để tạm lánh để có thời gian cách li nhất định với người thực hiện hành vi bạo lực. Điều này có tác dụng làm cho cả hai bên có thời gian, cơ hội để nhìn nhận sự việc một rõ ràng hơn, bình tĩnh hơn. Với những kẻ thực hiện hành vi bạo lực một cách côn đồ, hung hãn, không có điểm dừng thì nơi tạm lánh này là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ nạn nhân.

Tuy nhiên, bên cạnh những quyền lợi như vậy, nạn nhân bạo lực gia đình cũng phải thực hiện nghĩa vụ nhất định, đó là:cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu. Do tính chất nhạy cảm của tội phạm, cũng như mối quan hệ đặc biệt của các chủ thể, pháp luật không đặt ra nghĩa vụ của nạn nhân trong việc phòng chống bạo lực gia đình hay tố giác người có hành vi bạo lực–điều này hoàn toàn hợp lý. Vậy tại sao lại quy định nghĩa vụ cung cấp thông tin của nạn nhân? Bởi vì bạo lực dù diễn ra trong gia đình nhưng lại ảnh hưởng tới sự phát triển chung của toàn xã hội, do đó cần phải được xử lý kịp thời; nạn nhân cả bạo lực cần được bảo vệ, nhưng họ cũng cần tự bảo vệ mình trong giới hạn nhất định, và đó có thể coi là trách nhiệm của họ với cộng đồng, xã hội.

3.2. Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình:Người có hành vi bạo lực gia đình là người đã gây ra những tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại cho thành viên khác trong gia đình. Tại Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định rõ nghĩa vụ của họ, bao gồm:

1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.

2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

Trước hết, khi thực hiện hành vi bạo lực và bị phát hiện, người có hành vi bạo lực gia đình phải tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực. Tôn trọng sự can thiệp có nghĩa là người có hành vi bạo lực gia đình phải lắng nghe, thực hiện theo những yêu cầu chính đáng của cộng đồng, không được có thái độ hung hãn, chống đối hay có ý định trả thù sự can thiệp đó. Quy định này tưởng chừng như chung chung nhưng lại rất cụ thể và sâu sắc. Người có hành vi bạo lực gia đình không chỉ thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của cộng đồng mà còn phải tôn trọng sự can thiệp đó, nghĩa là bản thân họ phần nào nhận biết được tính đúng đắn của việc can thiệp, cũng như phải có thái độ đúng mực với những người can thiệp.

Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cũng là nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực. Trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, những chủ thể có thẩm quyền có thể đưa ra những chế tài như: góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư, áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn…Việc bị xử lý hành vi bạo lực gia đình vốn không quen thuộc với người Việt, vì rất nhiều nghĩ đó là quyền của họ. Do đó, quy định người có hành vi bạo lực có nghĩa vụ chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là cần thiết để tạo ra cơ sở pháp lý mạnh mẽ, buộc chủ thể phải thực hiện, bảo đảm hiệu quả của công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Với những trường hợp nạn nhân bị tổn thương về thể chất hoặc tinh thần, cần tới sự can thiệp của y tế thì người thực hiện hành vi bạo lực phải kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. Đây tưởng chừng như điều hiển nhiên, là ứng xử bắt buộc của các thành viên gia đình đối với nhau, nhưng lại là điều rất khó thực hiện khi một bên là chủ thể, một bên là nạn nhân của hành vi bạo lực. Người có hành vi bạo lực khi đã nhẫn tâm ra tay thì rất khó có chuyện thương xót, lo lắng cho nạn nhân mà đưa họ đi chữa trị, chăm sóc; hoặc có khi họ nhận thấy sai lầm của mình nhưngdo sợ bị phát hiện, sợ phải gánh trách nhiệm nên không dám đưa nạn nhân tới cơ sở chữa trị.

Luật Phòng, chống bạo lực gia đình không nhắc tới quyền mà chỉ quy định nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình. Điều này trước hết có lẽ bởi vì những người này đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, nên họ phải chịu những trách nhiệm nhất định và không được hưởng sự bảo vệ của pháp luật trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận theo một khía cạnh thì có thể thấy: nghĩa vụ mà Luật nêu lên cũng đã hàm chứa một số quyền của họ: quyền nhận được sự can thiệp hợp pháp, quyền được thực hiện các hành động nhằm khắc phục hậu quả do hành vi của mình gây ra. Nếu nhìn nhận một cách tổng quát, có thể thấy rằng những hành vi bạo lực gia đình xuất phát từ sự nhẫn tâm, tàn ác, đê hèn không nhiều mà do những quan niệm sai lầm, do thiếu hiểu biết, do không được trang bị kỹ năng giải quyết tranh chấp hoặc do nóng giận. Do đó, pháp luật cũng cần phải cho họ những cơ hội để giác ngộ, sửa chữa sai lầm, cũng là tạo cơ hội cho gia đình của họ được hàn gắn.

4. Xử lý vi phạm pháp luật về Phòng, chống bạo lực gia đình

Điều 42 Luật Phòng chống bạo lực gia đình quy định về xử lý người có hành vi viphạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình như sau:

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.

3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Như vậy, người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình có thể bị xử lý bằng các biện pháp khác nhau, cụ thể: Xử lý kỷ luật, Xử lý hành chính; Xử lý theo pháp luật dân sự; Xử lý theo pháp luật hình sự.