Trong lĩnh vực thương mại quốc tế, đặc biệt là trong việc quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, việc thiết lập và quản lý Quota hạn ngạch có vai trò cực kỳ quan trọng.

Quota (hạn ngạch) nhập khẩu

Ngược lại với quota hạn ngạch trong xuất khẩu, thì quota hạn ngạch nhập khẩu (Import quota) được dùng để giới hạn số lượng, khối lượng, và giá trị của hàng hoá được phép nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Quota nhập khẩu cũng có 02 hình thức:

Hạn ngạch tuyệt đối “Absolute Quota”: hạn ngạch quy định cụ thể số lượng, khối lượng, và giá trị hàng hoá nhập khẩu theo hạn ngạch đã đăng ký trong một khoảng thời gian, và sau khi hoàn thành hạn ngạch này thì doanh nghiệp không thể nhập khẩu thêm hàng hoá sau thời điểm đó.

Hạn ngạch thuế suất “Tariff-rate Quota”: là cho phép nhập khẩu một lượng hàng hóa cụ thể với mức thuế suất giảm trong khoảng thời gian đang áp dụng hạn ngạch. Nếu lượng hàng nhập khẩu vượt quá giới hạn đã được quy định,thì số lượng hàng hóa vượt quá hạn ngạch đó sẽ chịu đánh mức thuế cao hơn.

Ưu điểm của quota hạn ngạch nhập khẩu là giúp bảo vệ và phát triển các ngành công nghiệp nội địa, kiểm soát và ổn định thị trường, và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Quota nhập khẩu thì mang về nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp hơn là mang lợi nhuận về cho chính phủ.

Thủ tục xin quota theo hạn ngạch thuế quan xuất và nhập khẩu

Hồ sơ và quy trình cấp giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 3 điều 7 và khoản 4 điều 8 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:

Doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký quota hạn ngạch xuất khẩu thì cần  chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để gửi đến Bộ Công Thương (Cục xuất nhập khẩu). Bộ trưởng Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các bộ, cơ quan ngang Bộ, và các đơn vị liên quan khác có để đưa ra quyết định việc áp dụng quota-hạn ngạch hàng hóa đó cho doanh nghiệp.

Đơn đề nghị cấp phép hạn ngạch xuất khẩu (bản chính).

Giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư (bản sao đóng mộc sao y bản chính).

Các giấy tờ pháp nhân của cá nhân đại diện pháp lý doanh nghiệp (bản sao).

Nộp hồ sơ xin cấp phép: có 3 hình thức để doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ là:

Doanh nghiệp trực tiếp đi đến trực cơ quan có thẩm quyền cấp phép ( Bộ Công Thương) hoặc cơ quan ngang bộ để nộp hồ sơ xin cấp phép.

Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ xin cấp phép thông qua đường bưu điện.

Cuối cùng, doanh nghiệp có thể thực hiện nộp hồ sơ xin cấp phép bằng hình thức nộp trực tuyến . Trường hợp này chỉ thực hiện được khi bộ và cơ quan ngang bộ có áp dụng hình thức nộp trực tuyến.

Kiểm tra hồ sơ xin cấp phép: Cơ quan chức năng sẽ thực hiện việc kiểm tra và rà soát lại hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp. Quá trình này sẽ bao gồm việc kiểm tra thông tin danh mục hàng hoá, số lượng, giá trị xuất khẩu, và các giấy tờ liên quan khác.

Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, thông tin hồ sơ bị sai hoặc không đúng theo quy định, hoặc hồ sơ cần được bổ sung thêm ,thì cơ quan chức năng sẽ liên hệ lại doanh nghiệp để hoàn tất bổ sung lại hồ sơ xin cấp phép.

Xem xét và cấp giấy phép xuất khẩu: Nếu hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp đầy đủ và hợp lệ đúng theo quy định của pháp luật, thì trong thời gian khoảng 10 ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương (Cục xuất nhập khẩu) sẽ đưa ra quyết định cấp phép hạn ngạch xuất khẩu cho doanh nghiệp.

Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp giấy phép, Bộ Công Thương sẽ phản hồi lại thông tin cho doanh nghiệp thông qua văn bản và Bộ đồng thời cũng nêu rõ lý do vì sao doanh nghiệp không được cấp giấy phép.

Các doanh nghiệp cũng chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu liên quan đến hàng hóa cần cấp phép nhập khẩu vào thị Việt Nam. Quy trình các bước thực hiện tương tự đối với quota xuất khẩu.

Hy vọng các thông tin đã đề cập trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được các thông tin quan trọng liên quan đến”

” mà bạn đang tìm hiểu. Cũng như giúp bạn nắm rõ hơn quy trình thực hiện các thủ tục xin quota hạn ngạch xuất khẩu và quota hạn ngạch nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển vượt  bậc với sự giao lưu  với nước ngoài ngày càng phổ biến. Chính vì vậy trong quá trình thực hiện hoạt động giao lưu xuất nhập khẩu có những từ ngữ chuyên ngành thường không được dịch sang tiếng Việt. Quota là một trong các từ ngữ như vậy. Việc không hiểu rõ nghĩa dẫn đến những hậu quả không tốt và làm ảnh hưởng đến công việc.

Trong bài viết Quota là gì? Tổng đài  1900 6557 thuộc Công ty Luật Hoàng Phi sẽ cung cấp những thông tin về vấn đề nói trên tới Quí vị.

Quota  là hạn ngạch đây là cách nói hiểu của Tiếng Anh, hạn ngạch là giới hạn tối đa về khối lượng hoặc giá trị của hành hoá được phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu qua thị trường và trong thời gian nhất định.

Thời gian nhất định này  được cơ quan nhà nước ấn định và  thường  không quá một  năm. Có thể thấy rằng đây là một trong những đặc điểm của hạn ngạch rằng dễ bị thay đổi, không cố định và thay đổi   theo tình hình phát triển kinh tế và kinh tế thị trường.

Lưu ý: Biện pháp này chỉ được áp dụng đối với một số mặt hàng có tầm quan trọng đặc biệt với nền kinh tế quốc dân nhằm  hướng đến các mục đích: bảo hộ sản xuất trong nước; hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng trong nước; bảo vệ tài nguyên quốc gia và môi trường sinh thái, bảo tồn văn hóa dân tộc; sử dụng có hiệu quả cao quỹ ngoại tệ; bảo đảm cam kết của chính phủ nước ngoài.

Hạn ngạch là  một trong những biện  pháp nhằm thúc  đẩy sản xuất trong nước, ổn định thị trường, thành phần kinh tế và  giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước. Theo  đó những loại mặt hàng thiết yếu, quan trọng mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đưa ra những hạn ngạch.

Những hạn ngạch này kiểm soát được số lượng hàng hoá nhập khẩu  vào nước mình và giới hạn được số lượng hàng hoá xuất khẩu để ổn định số lượng hàng và giá cả trong nước.

Phần tiếp theo của bài viết Quota là gì? Tổng đài 1900 6557 thuộc Công ty Hoàng Phi sẽ cung cấp thông tin về các loại hạn ngạch đặc  biệt.

Một hình thức kết hợp thường thấy giữa hạn ngạch và thuế quan được biết đến đó là hạn ngạch thuế quan  (tariff rate quota). Theo hình thức này thì một mức thuế quan thấp hơn sẽ được áp dụng cho lượng hàng hóa nhập khẩu trong giới hạn của hạn ngạch so với lượng hàng nhập khẩu vượt khỏi hạn ngạch. Ví dụ, một mức thuế theo giá trị là 10% được đánh lên gạo nhập khẩu vào Hàn Quốc trong hạn mức 1 triệu tấn, còn lượng gạo vượt ra khỏi hạn mức 1 triệu tấn đó sẽ chịu mức thuế suất cao hơn hẳn là 80%. Như vậy, nếu Hàn Quốc nhập khẩu 2 triệu tấn gạo thì 1 triệu tấn sẽ chịu thuế suất 10% còn 1 triệu tấn còn lại chịu thuế suất 80%. Hạn ngạch thuế quan được áp dụng nhiều trong nông nghiệp với mục đích hạn chế lượng nhập khẩu vượt quá hạn mức cho phép.

Một hình thức khác của hạn ngạch nhập khẩu là Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER). Đó là cách quy định một mức hạn ngạch được áp dụng bởi nước xuất khẩu, và thường là theo yêu cầu của chính phủ nước  nhập  khẩu. Một trong những ví dụ nổi tiếng trong lịch sử về VER là hạn chế về số lượng ô tô xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản vào năm 1981. Trước sức ép từ chính phủ Hoa Kỳ, Nhật Bản đã phải cam kết hạn chế lượng ô tô xuất khẩu sang thị trường này ở số lượng không vượt quá 1,68 triệu  chiếc một năm. Định mức này đã được nâng lên thành 1,85 triệu chiếc vào năm 1984. Đến năm 1985, đáng lẽ thỏa thuận này hết hiệu lực pháp lý nhưng chính phủ Nhật Bản vẫn giữ nguyên mức 1,85 triệu chiếc do lo ngại các căng thẳng về thương mại có thể phải đối mặt nếu tăng con số này lên.

Cũng giống như thuế quan và trợ cấp, cả hạn ngạch nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER) đều mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất nội địa dựa trên việc hạn chế sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu. Một hạn ngạch nhập khẩu hoặc VER luôn làm tăng giá bán trong nước của hàng nhập khẩu. Khi thị phần của hàng nhập khẩu được giới hạn ở một tỷ lệ phần trăm nhất định bởi việc áp dụng hạn ngạch và VER thì kéo theo mức giá sẽ tăng lên tương ứng với mức cung từ bên ngoài bị giới hạn đó. Trường hợp hạn chế xuất khẩu tự nguyện đối với ô tô Nhật Bản đề cập ở trên đã làm tăng giá bán của mặt hàng này tại thị trường Hoa Kỳ.

Theo một nghiên cứu của Ủy ban thương mại liên bang Hoa Kỳ, hạn chế xuất khẩu tự nguyện đối với ô tô đã khiến người tiêu dùng Hoa Kỳ phải trả thêm khoảng 1 tỷ đôla Hoa Kỳ mỗi năm trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến 1985. Khoản tiền này sẽ chảy vào túi của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản dưới hình thức giá bán cao hơn. Lợi nhuận phụ trội mà các nhà sản xuất thu được khi mức cung bị giới hạn một cách giả tạo bởi hạn ngạch nhập khẩu được gọi là tiền thuê hạn ngạch (quota rent).

Nếu như ngành sản xuất trong nước không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thì hạn ngạch nhập khẩu có thể làm tăng giá đối với cả hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu. Điều này trên thực tế đã xảy ra trong ngành sản xuất đường của Hoa Kỳ khi mà hạn ngạch thuế quan trong một thời gian dài đã hạn chế lượng đường mà các nhà sản xuất nước ngoài có thể bán trên thị trường nước Hoa Kỳ. Theo một nghiên cứu, các hạn ngạch nhập khẩu đã làm cho giá đường ở Hoa Kỳ cao hơn tới 40% so với mức giá thế giới. Các mức giá cao hơn đó chuyển hóa thành lợi nhuận nhiều hơn cho các nhà sản xuất đường của Hoa Kỳ, những người vốn đã thực hiện vận động hành lang đối với các chính trị gia để giữ được các thỏa thuận hấp dẫn đó. Họ lập luận rằng nếu như hệ thống hạn ngạch của đường bị loại bỏ thì việc làm của nước Hoa Kỳ trong ngành đường sẽ mất về tay các nhà sản xuất nước ngoài.