Tu Viện Khánh An
Tu viện Khánh An là một ngôi chùa bề thế nằm ở quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, nơi đây được gọi là tu viện vì muốn nói giảm thiểu đi sắc màu của tín ngưỡng, tôn giáo.[1] Tu viện Khánh An là nơi thường xuyên tổ chức các khóa tu, khóa thiền, thiền tứ niệm xứ và nhận được sự quan tâm của đông đảo chư tăng, phật tử.[2] Đây là nơi thu hút người dân tới chiêm bái, lễ chùa, nhiều người trẻ tìm tới tham dự các khóa tu ngắn ngày, nghe thuyết pháp.[3] Tu viện Khánh An gắn liền với các sự kiện lịch sử trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của quân và dân An Phú Đông quận 12. Chùa được công nhận là di tích lịch sử cấp Thành phố. Với ý nghĩa là cơ sở cách mạng, nơi ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của quân và dân An Phú Đông, quận 12, cùng kiến trúc độc đáo. Chùa Khánh An đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh công nhận là Di tích lịch sử cấp Thành phố vào ngày 27/7/2007 theo quyết định Số 3269/QĐ-UBND.[4] Tu viện Khánh An là một trong những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo với lối kiến trúc chùa Nhật Bản nhưng thực tế thì tu viện được xây dựng hoàn toàn theo phong cách chùa chiền cổ xưa của người Việt.[5]
Thông tin cần biết thêm về Tu viện Vĩnh Nghiêm
Tu viện Vĩnh Nghiêm tọa lạc tại một mảnh đất rộng lớn, thanh tịnh. Tại đường HT 31, phường Hiệp Thành, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tu viện Vĩnh Nghiêm có các khung giờ mở và đóng cửa như sau:
Du khách không phải trả tiền để vào tham quan Tu viện Vĩnh Nghiêm. Sẽ được hoàn toàn miễn phí. Vì thế, nếu du khách muốn có một chuyến du lịch tiết kiệm mà yên bình hơn thì Tu viện Vĩnh Nghiêm là điểm đến hoàn hảo và tuyệt vời.
Khám phá kiến trúc tu viện Vĩnh Nghiêm
Với diện tích rộng lớn, ngôi chùa mang tới một quần thể kiến trúc đậm nét truyền thống từ cấu trúc tổng quan cho tới chi tiết. Tu viện là sự kết hợp xa hoa, lộng lẫy nhưng lại mang những hình ảnh rất Việt.
Khuôn viên chùa được trồng rất nhiều cây cối, hoa cỏ, tạo nên hương thơm thoang thoảng tan trong gió. Bên cạnh tu viện có một hồ cá Koi đủ màu sắc, mang tới cho không gian thêm chút náo nhiệt.
Đặt chân vào trong chùa, du khách sẽ ngửi thấy hương khói nhang an yên, chút hương hoa quả tươi được tỉ mỉ bày biện ở các bàn lễ. Lắng nghe tiếng chuông tu viện Vĩnh Nghiêm q12 một ngày hai buổi, nhịp gõ mõ cùng lời tụng kinh cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, người người an lạc, bỗng chốc trong lòng bạn cũng nhẹ nhõm, học được cách buông bỏ để trở về với chính mình.
Tu viện được mô phỏng theo một ngôi Già Lam tiêu biểu trong Phật giáo, cùng phong cách kiến trúc đậm chất đồng bằng sông Hồng. Già Lam hay còn gọi là Tăng Già Lam Ma, Tăng Viện, dùng để miêu tả kiến trúc tự viện. Một Già Lam hoàn chỉnh sẽ bao gồm 7 công trình kiến trúc chính. Theo Thiền Tông, 7 kiến trúc chính trong Già Lam bao gồm: Phật Điện, Tháp Xá Lợi Phật- hai công trình quan trọng nhất, là nơi thờ tự chính, thường nằm tại vị trí trung tâm; ngoài ra còn có Giảng đường, Lầu chuông, Kinh đường, Tăng Phòng,…
Từ phía ngoài tu viện Vĩnh Nghiêm, du khách sẽ bắt gặp kiến trúc cổng Tam Quan quen thuộc trong kiến trúc xưa, đi qua một khoảng sân rộng lớn, phía chính giữa là Phật điện uy nghi. Đằng sau Phật Điện là Tổ đường, tầng trệt phía dưới Phật Điện là Giảng Đường hay còn gọi là phòng Thuyết Pháp – nơi Tăng ni, Phật tử nghe giảng pháp. Hai bên trái, phải của tu viện là bảo tháp 7 tầng được xây dựng theo kiến trúc thời Lý, Trần rất đặc trưng. Bên cạnh có lầu chuông, Tháp Quan Âm, nối tiếp hai bên dãy nhà tu viện là Tăng đường – nơi chúng Tăng cư trú.
Chụp ảnh tại Tu viện Vĩnh Nghiêm
Một nơi tuyệt mĩ giữa Sài Gòn vừa là nơi để có thể đến viếng hay chụp ảnh với nhiều góc chụp tuyệt vời. Với nét đẹp thật bình yên, không gian huyền ảo mát mẻ. Sẽ mang lại cho bạn những bức ảnh xinh xịn sò, đẹp mắt. Nhiều người thường hay chụp với một số góc như cổng tu viện với lối kiến trúc là cổng tam quan rất bắt mắt. Hay sân cỏ gần hồ cá koi rất thiên nhiên và bình dị.
Vào những dịp Tết, các Lễ lớn của Phật giáo. Du khách và Phật tử đến đây khá nhiều, mang áo dài thướt tha để chụp ảnh cùng với những phong cảnh tu viện.
Địa chỉ tu viện Vĩnh Nghiêm quận 12
Tu viện nằm tại phường Hiệp Thành, quận 12,thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở 3 của Học viện Phật giáo Việt Nam, có tổng diện tích lên đến khoảng 17.000m2.
Ngược dòng thời gian, chúng ta hãy cùng quay về với lịch sử hình thành của ngôi chùa. Từ hàng ngàn năm trước, tổ đình Vĩnh Nghiêm tại Bắc Giang được xây dựng và trở thành trung tâm hành đạo của Thiền phái Phật giáo Trúc Lâm. Đến năm 1964, chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng tại quận 3, tp HCM. Năm 1971, tu viện được cố Hòa thượng Thích Tâm Giác khai sơ với mục đích làm tu viện.
Đến năm 2009, tu viện Vĩnh Nghiêm được chính thức được cấp phép xây dựng. Sau nhiều lần trùng tu, một ngôi chùa khang trang đã được được khánh thành ngày 4 tháng 12 năm 2020, tức ngày 20 tháng 10 năm Canh Tý âm lịch, vào ngày viên tịch của Hòa thượng Thích Tâm Giác.
Giới thiệu về Tu viện Vĩnh Nghiêm
Vào năm 1971, Hòa thượng Thích Tâm Giác đã mua 12 hecta đất tại xã Tân Thới Hiệp, tổng Bình Thạnh Trung, tỉnh Gia Định (quận 12 ngày nay) để dựng xây tu viện và nghĩa trang Vĩnh Nghiêm. Hiện nay, tổng diện tích của ngôi chùa là 17.000m2. Do phần lớn đất đã hiến cho chính quyền địa phương mở mang trường học và làm rộng đường đi.
Lúc bấy giờ, thời kỳ chiến tranh khắc nghiệt chưa đủ duyên lành để thực hiện ước muốn. Sau ngày hòa bình tái lập. Với mong ước gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Thượng tọa Thích Thanh Phong (trụ trì đời thứ ba) và Thượng tọa Thích Giác Dũng (trụ trì hiện tại) đã thống nhất xây dựng một ngôi tự viện mang đậm nét lối kiến trúc Đại Việt. Nhằm đáp đền ân sư của tiền bối, nhiều năm vận động thủ tục và tài chính. Lành thay đã được các cấp hữu quan chấp thuận và hỗ trợ xây dựng tu viện.
Ngày 26/9/2009 đã khởi công xây dựng. Dưới sự chứng minh của chư tôn giáo phẩm Trung ương, Thành hội và các ban ngành tại thành phố lẫn địa phương. Bên cạnh đó, còn có chư Tăng Ni, Phật tử một số quận huyện tỉnh thành gần xa cũng về tham dự. Đặc biệt hơn, một số Phật tử các tỉnh phía Bắc vào và đại diện Phật giáo từ Cộng Hoà Séc cũng có mặt. Và có cả cụ bà là thân mẫu của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Lượng người rất đông là trên 500 người.
Tu viện Vĩnh Nghiêm được hình thành theo phong cách kiến trúc chùa truyền thống, cổ kính của vùng đồng bằng sông Hồng. Sau hơn 10 năm nộp đơn xin phép với đủ các loại thủ tục. Tu viện Vĩnh Nghiêm được chính thức khánh thành vào tháng 12/2020.
Bên cạnh là một nơi tâm linh cho các tín đồ Phật tử đến lễ bái, công quả. Tu viện Vĩnh Nghiêm còn là cơ sở thứ 3 của Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ lúc nơi đây được khánh thành, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, cúng vái.
Nên ghé Tu viện Vĩnh Nghiêm khi nào
Thời gian lý tưởng để ghé thăm Thành phố Hồ Chí Minh và Tu viện Vĩnh Nghiêm khoảng từ tháng 12 đến tháng 4, là mùa khô. Khung thời gian này đem lại cơ hội để khám phá thành phố. Trái ngược với những lúc mùa mưa bão, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Du khách nên nắm rõ tình hình của thời tiết để có những trải nghiệm và tham quan tuyệt vời nhất.
Bên cạnh đó bạn có thể đến đây vào các dịp Lễ lớn của Phật giáo như. Lễ Phật đản 15/04 âm lịch hay Lễ Vu lan 15/07 âm lịch hàng năm. Vào các dịp lễ này tu viện đều tổ chức để cho du khách hay Phật tử thập phương quy tụ về viếng chùa cũng như lễ bái