Sinh Xong Có Nên Về Nhà Mẹ Đẻ
“Du học xong nên ở lại hay trở về Việt Nam?” là nỗi trăn trở của nhiều du học sinh khi hoàn thành chương trình học tại nước ngoài. Dù không phải là một vấn đề mới nhưng băn khoăn này vẫn chưa bao giờ nguôi trong mỗi sinh viên xa nhà. Thực tế là mỗi người sẽ có quyết định của riêng mình dựa trên nhiều yếu tố cá nhân, tuy nhiên sẽ có những câu hỏi chính mà du học sinh sẽ phải cân nhắc trong quá trình đưa ra quyết định. Cùng tham khảo bài viết của Hotcourses Vietnam để biết đâu sẽ giúp bạn đưa ra được lựa chọn đúng đắn cho mình về việc nên về nước hay ở lại.
Bạn có cơ hội phát triển sự nghiệp ở nước ngoài tốt hơn Việt Nam không?
Ngành bạn theo học là yếu tố cần xem xét đến khi cân nhắc trở về Việt Nam hay tìm cơ hội làm việc/ định cư ở đất nước mà bạn du học. Những ngành kỹ thuật cao như: Vật lý nguyên tử (chế tạo chất nổ), phần mềm xử lý dữ liệu lớn (PLM/PDM software) cho doanh nghiệp, hệ thống máy tính khổng lồ (Supercomputing), nghiên cứu và chế tạo Robot thông minh... thì có lẽ chưa nên về vội. Hiện nay công nghệ, cơ sở vật chất, máy móc kỹ thuật ở Việt nam chưa thực sự đầy đủ và tân tiến, hoặc chưa có nhu cầu áp dụng trong thời gian gần nên du học sinh về sẽ không có đất để "dụng võ". Kiến thức không được dùng sẽ bị mai một khi phải chờ đến lúc Việt Nam có nhu cầu phóng tên lửa, làm chuyên cơ hay robot giúp người già…
Hay ngành chăm sóc sức khỏe cộng đồng như Y tá/Điều dưỡng, công việc chính là làm việc trong các khu dưỡng lão và bệnh viện. Nếu các bạn làm việc như một điều dưỡng viên tại các nước phát triển đang cần nhân lực lớn trong lĩnh vực này như Đức, Canada, Nhật Bản… thì cơ hội định cư cao, đồng thời dễ tìm được công việc ổn định và mức thu nhập tốt hơn nhiều so với trở về làm điều dưỡng ở Việt Nam.
Còn đối với những khối ngành kinh tế, công nghệ phát triển phần mềm thì Việt Nam đang thật sự phát triển và cần những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này. Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam đang phát triển với nhiều quỹ đầu tư, vì thế liên tục thu hút nguồn nhân lực IT chất lượng cao. Hơn nữa công việc trong các lĩnh vực này tại nước ngoài khá cạnh tranh do lực lượng lao động đông đảo từ người bản xứ đến sinh viên quốc tế nên về nước là một quyết định hợp lý nếu bạn mong muốn tìm và phát triển công việc nhanh chóng.
Các ngành nghề về văn hóa, kiến trúc và quy hoạch đô thị đang và sẽ được đề cao trong tương lai gần. Vì thế, du học sinh về nước sẽ thấy được ngày càng nhiều cơ hội phát triển và trở thành thế hệ tiên phong trong những lĩnh vực trên.
Mục tiêu của cuộc đời bạn sau tốt nghiệp có phải là tiếp tục trải nghiệm thế giới không?
Mục tiêu cuộc đời của bạn đôi lúc sẽ là yếu tố tiên quyết dẫn đến quyết định lựa chọn ngành nghề cũng như việc về nước hay ở lại sau khóa học. Một số bạn xác định mục tiêu đi du học ngay từ đầu là để trở về nước lập nghiệp, nhiều người khác lại muốn định cư tại nước ngoài để được hưởng điều kiện sống và phúc lợi xã hội tốt hơn cũng như có cơ hội trải nghiệm thế giới.
Khi bạn quyết định ở lại không có nghĩa là không góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Bởi thực tế cho thấy có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài chính là các du học sinh lập nghiệp tại nước ngoài thành công. Du học sinh tốt nghiệp cũng có thể cân nhắc về việc ở lại làm thêm vài ba năm hoặc di chuyển sang một số nước khác để làm giàu thêm những trải nghiệm sống.
Quan điểm của bạn về cuộc sống
Bên cạnh hai yếu tố then chốt trên, vẫn còn một số các bạn du học sinh khác có quyết định phụ thuộc vào quan điểm cá nhân trong cuộc sống mà dẫn đến quyết định nhất định sẽ phải về Việt Nam hoặc sẽ ở lại nước ngoài. Đây là yếu tố hoàn toàn cảm tính ở mỗi bạn.
Quyết định trở về hay ở lại nước ngoài phụ thuộc vào quan điểm của bạn về cuộc sống
Bạn mong muốn có một cuộc sống mới (new life) hay quay trở lại cuộc sống như trước đây ở quê nhà (old life)? Theo tôi, nếu như bạn chỉ thích ăn những món thuần Việt, không thể sống xa gia đình, họ hàng, bạn bè … thì bạn sẽ rất khó để hòa nhập với cuộc sống ở xứ người sau khi tốt nghiệp.
Mặt khác, cuộc sống ở nước ngoài có thể sẽ rất phù hợp với bạn nếu bạn thực sự có khả năng thích ứng cao về văn hóa, hài lòng về chế độ an sinh, xã hội, đánh giá cao chất lượng giáo dục ... đôi khi chỉ là có được cảm giác tự do ở trời Tây. Như vậy, quan điểm “old life” hay “new life” hoàn toàn phụ thuộc vào cảm nhận của mỗi người.
Nhìn chung, thật khó để trả lời câu hỏi “Du học xong có nên về nước?”. Câu trả lời tùy thuộc vào từng cá nhân. Qua nhiều năm trong nghề, mình chứng kiến không ít thành công, thất bại, thuận lợi, khó khăn… từ các bạn trẻ tìm kiếm cơ hội ở lại. Dù quyết định của bạn là gì, tôi luôn mong bạn gặt hái nhiều thành công và hạnh phúc!
[dropshadowbox align="none" effect="lifted-both" width="auto" height="" background_color="#ffffff" border_width="1" border_color="#dddddd" ] duhoctoancau.com là tổ chức tư vấn giáo dục duy nhất tại Việt Nam cung cấp dịch vụ hướng nghiệp quốc tế dựa trên nghiên cứu từng cá thể học sinh.
Để được tư vấn thêm thông tin về cơ hội học tập ở nước ngoài cũng như được tư vấn hướng nghiệp miễn phí từ Công ty Tư vấn Giáo dục duhoctoancau.com, bạn hãy điền thông tin vào form "ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NHANH" như bên dưới hoặc liên hệ qua hotline 0944.788.798 nhé.[/dropshadowbox]
Bạn có thực sự thích nghi tốt với cuộc sống ở nước ngoài không?
Nếu như bạn chỉ thích ăn những món thuần Việt, không muốn sống xa gia đình, họ hàng, bạn bè … thì tốt nhất bạn nên về nước. Cuộc sống ở nước ngoài chỉ phù hợp nếu bạn thực sự có khả năng thích ứng cao về văn hóa, mong muốn tiếp tục hưởng chế độ an sinh - xã hội, giáo dục chất lượng cao,... hay đôi khi chỉ là có được cảm giác tự do ở trời Tây. Đôi khi quá trình tìm việc sau tốt nghiệp sẽ hơi khó khăn và bạn chấp nhận làm trái ngành để có visa ở lại cho đến khi tìm được việc tốt hơn hay đạt được thẻ thường trú - định cư. Đổi lại, sau thời gian cố gắng và có cơ hội định cư vĩnh viễn ở nước ngoài, bạn sẽ cảm thấy rất xứng đáng và hài lòng với thành quả mình mong muốn.
Nếu bạn trả lời CÓ cho ít nhất 2 trong 3 câu hỏi trên thì nên ở lại, còn không thì về nước sau khi du học sẽ hợp lý hơn. Câu trả lời cho câu hỏi “Đi hay ở?” vẫn chưa bao giờ có mẫu số chung, bởi động lực và cơ hội ở từng thời điểm với mỗi người lại khác nhau. “Tiền bạc, thời gian, tuổi trẻ là ba thứ không thể lãng phí nên bạn cần xem xét kỹ về trình độ, khả năng, mục đích và hoàn cảnh của mình để có thể quyết định đúng đắn.
Nguồn: Bài "Du học xong có nên về nước" được đăng tải trong chuyên mục Giáo dục, báo VnExpress ngày 4/5/2022 (xem chi tiết).
Theo Thạc sĩ Lê Đình Hiếu, trong thế giới phẳng, câu hỏi về nước hay ở lại không còn quá quan trọng, du học sinh cần xác định đâu là cộng đồng muốn phục vụ và gắn bó.
Thạc sĩ Lê Đình Hiếu - CEO của MAX Education là một trong những diễn giả của tọa đàm The SACE Journey - Mở khóa Gen Z số 6, chủ đề "Học bổng du học và những câu chuyện chưa kể", phát sóng trên VnExpress, ngày 26/4.
Tại tọa đàm, anh cho biết, tính tổng thời gian anh từng sống, học tập và nghiên cứu tại nước ngoài là 8 năm. Trong quãng thời gian đó, mỗi lần về nước là một lần anh nhận thắc mắc của không ít người: "Tại sao lại về?".
Vị thạc sĩ cho rằng, việc về hay ở trong thời đại ngày nay không còn quá quan trọng, quan trọng đâu là cộng đồng mình muốn phục vụ. Đặc biệt, với ngành giáo dục còn liên quan đến cả cộng đồng xung quanh. "Nếu ở Mỹ, tôi vẫn có thể làm công việc chuyên môn của mình để phục vụ những cộng đồng yếu thế. Nhưng tôi vẫn muốn về lại quê hương, phụ vụ các em nhỏ ở Việt Nam", anh nói.
Một câu hỏi nữa cần trả lời được khi quyết định về hay ở là "Nơi đâu bạn thấy hạnh phúc nhất, mỗi sáng hào hứng đi làm chứ không phải là lết đi làm?". "Cả hai câu hỏi trên đều cho tôi đáp án là Việt Nam, và tôi chọn về nước", anh nói thêm.
Thạc sĩ Lê Đình Hiếu (ở giữa hàng trên cùng, đeo kính) chụp ảnh cùng các học viên tại MAX Education.
Chuyên gia giáo dục cũng chia sẻ về nhiều trường hợp xung quanh, có những người sống tại Việt Nam nhưng lại đang làm việc tại các công ty toàn cầu, họ làm việc từ xa. Một số khác là tri thức đang ở nước ngoài, giảng dạy các trường đại học danh tiếng, nhưng đồng thời cũng giữ chức vụ quan trọng tại một số công ty ở Việt Nam.
Đơn cử, có bạn sinh viên trường Ngoại thương sinh năm 1992 làm cho Unilever hai, ba năm, sau đó nộp đơn qua Singapore làm cho Google. Hai năm sau bạn này lại qua Mỹ học MBA và giờ về Việt Nam làm cho một công ty khởi nghiệp về công nghệ. Kế hoạch của bạn là khi công ty đủ lớn sẽ mở rộng qua Thái Lan, Indonesia.
"Một bạn sinh năm 1992, chưa có 10 năm kinh nghiệm nhưng đã trải qua 3, 4 quốc gia khác nhau và con đường sự nghiệp vẫn tiếp tục mở rộng cho chúng ta thấy đừng quá câu nệ vị trí địa lý, mà hãy chú trọng sản phẩm của bạn đang phục vụ ai và có nhiều lựa chọn để bạn thực hiện điều đó", CEO của MAX Education nhấn mạnh.
Đồng quan điểm với Thạc sĩ Lê Đình Hiếu, Thạc sĩ Đỗ Thiện - Trưởng ban Truyền hình - Đa nền tảng báo Pháp luật TP HCM cho biết từ lâu anh đã không đặt nặng vấn đề ở đâu, chọn về hay ở, bởi tin rằng xã hội bây giờ toàn cầu hóa, việc đi hay ở không còn quá quan trọng. Làm ở Việt Nam thì thi thoảng cũng cần qua nước ngoài bồi dưỡng thêm, và ngược lại làm ở nước ngoài thì nhiều khi cũng cần về Việt Nam thăm quê hương, mở rộng cơ hội cho sự nghiệp. Nơi nào cần mình nhiều và mình cũng cần nơi ấy nhiều thì mình ở đó.
Nhà báo cũng gửi lời nhắn nhủ tới các bạn trẻ, mọi chọn lựa đều có chi phí cơ hội. Ví dụ, có bạn làm việc ở nước ngoài thì xa gia đình, xa ba mẹ hay người thân, phải vất vả để bắt đầu hòa nhập cộng đồng mới, học tập văn hóa, cách cư xử sao cho phù hợp. Đó là "chi phí". Đổi lại, bạn được dấn thân vào việc mình yêu thích, đam mê; theo đuổi giấc mơ mà không có điều kiện làm được nếu ở Việt Nam. Hay như nhiều du học sinh quay về quê hương, từ chối những lời đề nghị mà với nhiều người khác là hấp dẫn, như lương cao, phúc lợi tốt, môi trường làm việc cạnh tranh... Đó là chi phí cho việc trở về. Đổi lại, họ được gắn bó với gia đình, quê hương; làm được nhiều điều mà đối với xã hội là quý giá, có ý nghĩa; họ được giúp đỡ bà con, đồng bào của mình; được dấn thân vào những đam mê gắn liền với kinh tế-xã hội, giáo dục, môi trường... ở Việt Nam.
Liên hệ bản thân mình, anh Thiện bày tỏ bản thân tốt nghiệp thạc sĩ báo chí - truyền thông, nhưng tự thấy mình không đủ năng lực, điều kiện để có thể phát huy được giá trị bản thân, không thể cạnh tranh nghề báo ở Đức, nên nếu ở lại cũng chỉ "sống mòn". Anh thấy về Việt Nam được làm việc mình thích, được cống hiến cho nơi mình làm việc; được làm chút ít dự án xã hội cho học trò nghèo học giỏi ở quê; được gần gia đình. Nên anh về Việt Nam ngay sau khi tốt nghiệp. Trong khi anh cũng biết những người bạn, họ thành công, cống hiến và cảm thấy hạnh phúc hơn khi sống và làm việc ở Mỹ hay châu Âu, nên họ ở lại. "Chúng tôi có điểm chung là ai cũng thương yêu Việt Nam, và ở khía cạnh nào đó thì đều có thể đóng góp chút ít gì đó cho Việt Nam qua nhiều cách khác nhau", nhà báo chia sẻ.
Cũng theo Thạc sĩ Đỗ Thiện, không có công thức chung cho câu hỏi ở lại nước ngoài hay về quê hương. Nơi nào đón nhận bạn (vì bạn có tâm, có tài năng), nơi nào bạn sống cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc vì được làm việc mình thích, được sống là chính mình thì mình ở. Thời buổi toàn cầu hóa, các bạn trẻ đều biết ngoại ngữ, đều kiếm tiền được, thì việc nay ở nước này, mai ở nước khác cũng là chuyện thường thấy. Không nên nặng nề câu chuyện ở hay về. "Mặt khác, cuộc sống cũng chia làm nhiều giai đoạn, có người tuổi trẻ thích ở nước ngoài, khi về già lại thích quay về quê hương. Ngược lại, có người ở Việt Nam, khi lớn tuổi lại thích qua nước ngoài để sống, du lịch trải nghiệm", anh nói thêm.
Cũng là diễn giả tại tọa đàm, Thạc sĩ Trần Thanh Vân - Nhà Sáng lập Saigon Improv House cho biết thêm, việc du học xong chọn về hay ở nhiều khi còn phụ thuộc vào tổ chức trao học bổng của ứng viên. Đơn cử, học bổng của chị dành cho người Việt Nam đi học ở Mỹ, yêu cầu của Chính phủ Mỹ là có một vài trường hợp được ở lại, nhưng đa phần là về quê chia sẻ cho mọi người bản địa về những kiến thức mình tiếp thu được.
"Học bổng của tôi là đại sứ văn hóa, như đem những câu chuyện văn hóa, ẩm thực của Việt Nam giới thiệu với bạn bè quốc tế. Ngược lại, khi về nước sẽ chia sẻ những thứ học được cho các bạn trẻ Việt Nam", chị lấy ví dụ.
Để trả lời câu hỏi về hay ở, nữ thạc sĩ cho biết chị chọn về Việt Nam vì cảm thấy bản thân khi ra nước ngoài như cục bọt biển, đi đến đâu sẽ thấm được vào người những điều thú vị để khi về quê hương sẽ nở ra - chia sẻ hết những điều mới mẻ.
Du học xong nên về nước hay ở lại là điều băn khoăn của không ít các bạn trẻ. Đây cũng là vấn đề thật không dễ để đưa ra lời khuyên. Theo chị Nguyễn Thị Việt Bằng - Phó Giám đốc Công ty Tư vấn Giáo dục duhoctoancau.com, các bạn du học sinh có thể cân nhắc để đi đến quyết định chính xác dựa vào 3 yếu tố chính. Đó là ngành nghề theo học, mục tiêu của cuộc đời và quan điểm trong cuộc sống của mỗi người.
Chị Nguyễn Thị Việt Bằng - Chuyên gia tư vấn du học và hướng nghiệp quốc tế
(*) Là chuyên gia với gần 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du học và tư vấn hướng nghiệp quốc tế, chị Việt Bằng đã có những chia sẻ tâm huyết dưới đây. Hy vọng các bạn du học sinh sẽ tìm thấy những gợi mở thú vị cho chặng đường phía trước của mình.
Tôi nhận thấy rằng, ngành nghề bạn theo học sẽ rất quan trọng trong việc bạn đưa ra quyết định nên ở lại hay về nước sau du học. Đây là yếu tố đầu tiên cần xem xét đến khi cân nhắc trở về Việt Nam hay tìm cơ hội làm việc/định cư ở đất nước mà bạn đang theo học.
Những người học những ngành quá "cao siêu" như Vật lý nguyên tử hay Vật lý lý thuyết, PLM/PDM software for enterprise, Supercomputing, Robotics... thì có lẽ chưa nên về vội. Hiện nay máy móc ở Việt nam chưa đang trang bị đầy đủ, cũng chưa biết bao giờ mới có, những người này về sẽ không có đất để "dụng võ". Chưa kể, về một thời gian thì kiến thức sẽ bị mai một. Nếu đến lúc Việt Nam có nhu cầu phóng tên lửa, hoặc muốn làm máy bay... thì kiến thức của các bạn đã lạc hậu, sẽ không cống hiến được nữa.
Lựa chọn ngành học ảnh hưởng đến quyết định về nước hay ở lại sau du học
Hay như ngành Điều dưỡng, công việc chính là sẽ làm việc trong các trại dưỡng lão và các Bệnh viện cần lượng lớn lao động là điều dưỡng viên. Nếu các bạn làm việc như một điều dưỡng viên tại Đức, Canada, Nhật Bản… thì sẽ rất dễ định cư, tìm một công việc ổn định và có mức thu nhập tốt.
Còn đối với một sốt bạn học ngành kinh tế, đất nước đang thật sự phát triển và cần những chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này. Hơn nữa tìm việc làm liên quan đến lĩnh vực này tại nước ngoài khá là khó khăn, nên về nước lại là một quyết định phù hợp hơn cả. Vì vậy, du học xong nên về hay nên ở lại không còn là một điều băn khoăn lớn nữa nếu dựa vào ngành học, nghề nghiệp để đưa ra quyết định.
Bên cạnh xem xét đến ngành nghề mà bạn theo học, điều có lẽ quan trọng hơn vẫn là cần phải xác định mục tiêu của cuộc đời bạn, mục tiêu của việc đi du học của bạn là gì? Có lẽ theo văn hóa và thói quen của người Việt Nam, đôi khi thời điểm đi du học là quá sớm để bạn xây dựng mục tiêu cuộc đời vì bạn vẫn còn khá trẻ. Nhưng đó nên là thời điểm bạn cần vạch ra những bước đi cụ thể cho tương lai.
Bạn mong muốn có những chuyến đi khắp năm châu, bốn biển? Hay bạn ước mong được làm việc trong một tập đoàn lớn tại thung lũng Sillicon? Hoặc bạn dự định làm start up cho một doanh nghiệp tại Việt Nam thành công? Hay bạn đã có sẵn cơ sở kinh doanh hay một công việc có vị trí tốt ở Việt Nam? … Hãy suy ngẫm thật kỹ về mục tiêu của cuộc đời mình nhé. Theo đó, việc đi du học khi đã được xác định rõ thì bạn sẽ sớm vạch ra được hướng đi cho cuộc sống và sự nghiệp.
Nhiều du học sinh Việt Nam xác định mục tiêu đi du học là để trở về
Tuy nhiên, bạn cũng có thể cân nhắc về việc ở lại làm thêm vài ba năm hoặc di chuyển sang một số nước khác để làm giàu thêm những trải nghiệm sống. Nhiều người có quyết định định cư tại nước ngoài - nơi có điều kiện sống và phúc lợi xã hội tốt hơn, nơi có gia đình, bạn bè, người thân sinh sống và lập nghiệp thì ắt hẳn đâu cần băn khoăn du học xong nên ở hay nên về. Vì vậy, mục tiêu cuộc đời của bạn sẽ là yếu tố tiên quyết dẫn đến quyết định lựa chọn ngành nghề cũng như việc về nước hay ở lại sau khóa học.