Sân Bay Fukuoka Quốc Tế
Tên giao dịch chính thức: Cảng hàng không Phú Quốc (tên giao dịch quốc tế: Phu Quoc Airport; viết tắt: PQC). Địa chỉ: Sân bay Phú Quốc tọa lạc tại xã tại Dương Tơ trên đảo Phú Quốc, Việt Nam. Sân bay cách thị trấn Đông Dương khoản 10 km về phía bắc và 5 km về phía Nam. Hiện nay, phương tiện di chuyển từ sân bay Phú Quốc về trung tâm thị trấn Dương Đông chưa có chuyến xe buýt công cộng nào để đón ...
Thông tin hoạt động của các hãng hàng không
Đường bay nội địa: Tính đến thời điểm hiện tại chỉ có 3 hãng nội địa khai thác đường bay tại đây là Vietnam Airlines, Vietjet Air và Jetstar.
Các hãng nội địa khai thác hoạt động ở Phú Quốc
- Đường bay Hà Nội – Phú Quốc: hiện đang được 3 hãng hàng không nội địa khai thác với tần suất trung bình khoảng 8 chuyến bay/ngày. Trong đó, Vietnam Airlines có 3 chuyến/ngày, Vietjet có 3 chuyến/ngày, Jetstar có 2 chuyến/ngày. Vào mùa du lịch cao điểm các hãng sẽ có thêm nhiều chuyến bay tăng cường để phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân. Giá vé máy bay cho chặng này thường dao động từ 1.440.000đ – 1.940.000đ.
- Đường bay Sài Gòn – Phú Quốc: các chuyến bay từ Sài Gòn đi Phú Quốc và ngược lại hiện đang được khai thác bởi 3 hãng hàng không nội địa với tần suất trung bình khoảng 10 chuyến bay/ngày. Trong đó, Vietnam Airlines có 5 chuyến/ngày, Vietjet có 3 chuyến/ngày và Jetstar có 2 chuyến/ngày. Giá vé máy bay cho chặng này dao động từ 930.000đ – 1.550.000đ.
- Đường bay Cần Thơ – Phú Quốc: hiện đường bay này chỉ được hãng hàng không Vietnam Airlines khai thác với tần suất 1 chuyến/ngày. Giá vé cho chặng bay này dao động từ 500.000đ – 1.550.000đ.
- Đường bay Rạch Giá – Phú Quốc: đường bay này hiện chỉ được khai thác bởi Vietnam Airlines với tần suất 1 chuyến/ngày. Giá vé cho chặng bay này dao động từ 400.000đ – 1.00.000đ.
Đường bay quốc tế: Hiện có rất nhiều hãng quốc tế khai thác đường bay tới Phú Quốc như Pacific Airlines; Vietnam Airlines; Myanmar Airways In; Malaysia Airlines; Thai Airways… Hiện có các đường bay quốc tế đến Phú Quốc từ Singapore, Campuchia, Hàn Quốc, Nga.
- Đường bay Singapore – Phú Quốc: được khai thác bởi 10 hãng hàng không như Pacific Airlines; Vietnam Airlines… Giá vé máy bay dao động từ 93 USD – 381 USD.
- Đường bay Mát sờ cơ va – Phú Quốc: có các hãng Aeroflot Russian Airlines; Air France; Air China… với giá vé dao động từ 358 USD – 748 USD…
Lưu ý: Đây là giá vé 1 chiều, được tính ở thời điểm hiện tại, chưa bao gồm thuế phí.
Bên trong nhà ga hành khách Phú Quốc
Nhà ga hành khách được thiết kế để khai thác phục vụ hành khách trong nước và quốc tế và được thiết kế với mô hình nhà ga 02 cao trình đi và đến tách biệt. Tầng trệt được bố trí phục vụ hành khách đến quốc tế và quốc nội. Lầu 1: Nằm chung cao trình với đường tầng và thềm ga đi, tương tự như tầng trệt, tầng lầu được bố trí phục vụ hành khách đi quốc tế và quốc nội.
Quy mô nhà Ga hành khách chính:
- Nhà ga hành khách có 02 cao trình, đi và đến tách biệt, ga đến tại tầng trệt, ga đi tại tầng 1. Nhà ga quốc tế được bố trí ở nửa phía Đông, nhà ga nội địa được bố trí ở nửa phía Tây;
- Tổng diện tích sàn tầng 1 là 11.150m2; tổng diện tích sàn tầng trệt là 13.026m2;
- Ga quốc tế có diện tích: đi 5.433 m2, đến 6.097 m2;
- Ga nội địa có diện tích: đi 4.716 m2, đến 4.625 m2;
- Có 36 quầy làm thủ tục checkin cho hành khách ( 18 quốc tế, 18 nội địa)
- Giai đoạn đầu bố trí 10 máy soi chiếu an ninh ( 06 quốc tế, 04 nội địa)
- Có 03 băng chuyền hành lý đến ( 01 quốc tế, 02 nội địa).
Sân bay quốc tế Phú Quốc (IATA: PQC, ICAO: VVPQ), tên chính thức: Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, là một sân bay mới được xây dựng xong giai đoạn 1 vào cuối tháng 11 năm 2012 và đã bắt đầu phục vụ các chuyến bay từ ngày 2 tháng 12 năm 2012, mã sân bay IATA và mã sân bay ICAO lấy theo mã của sân bay Phú Quốc–Đông Dương . Sân bay này tọa lạc tại xã tại Dương Tơ trên đảo Phú Quốc, Việt Nam, dự án do Tổng công ty cảng hàng không Miền Nam nay là Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam là chủ đầu tư xây dựng với khả năng tiếp nhận máy bay thân rộng[2] đến 4 triệu hành khách/năm.[3] Cảng đạt tiêu chuẩn sân bay quốc tế cho các loại máy bay hiện đại hoạt động, như Boeing 777, Boeing 747–400 và tương đương. Đây là dự án sân bay quốc tế đầu tiên được triển khai tại Việt Nam theo hình thức 100% vốn đầu tư doanh nghiệp,[4] tổng vốn đầu tư hơn 16.200 tỷ đồng và được đầu tư theo các giai đoạn.[5] Khi đưa vào khai thác, Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc sẽ là cảng hàng không quốc tế thứ 3 được xây dựng tại miền Nam Việt Nam,[6] từ ngày 2 tháng 12 năm 2012 đã thay thế hoàn toàn sân bay cũ vốn nằm cách vị trí xây dựng mới 10 km.[7] Năm 2015, sân bay này phục vụ 1.467.043 lượt khách[8], 3,4 triệu lượt khách năm 2018, là sân bay có lượng khách thông qua nhiều thứ 5 tại Việt Nam.
Cảng hàng không Quốc tế Phú Quốc nằm trên tọa độ quy chiếu 103°59′28″ Kinh Đông và 10°10′18″ Vĩ Bắc, được xây dựng tại xã Dương Tơ, cách trung tâm thành phố Phú Quốc khoảng 5 km về phía nam, đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam với tổng diện tích quy hoạch là 904,55 ha.[3]
Cảng hàng không đầu tư xây dựng đạt tiêu chuẩn cấp 4E của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO),[4][6] có đường hạ cất cánh 45m x 3000m, đường lăn song song 23m x 3000m, có hệ thống đường lăn tắt đáp ứng yêu cầu khai thác, đài kiểm soát không lưu, sân đậu máy bay có 6–8 vị trí đậu cho máy bay A 320– A 321 vào giờ cao điểm với diện tích 60000m2; nhà ga hành khách và đường vào nhà ga có diện tích 24.000 m², công suất phục vụ 2,65 triệu khách/năm;[4] có trang thiết bị điều hành chỉ huy bay và các hạng mục kỹ thuật khác. Toàn bộ phần móng của lăn hạ cánh dài 7000 m, rộng 60 m. Theo quy hoạch đến 2030, cảng hàng không quốc tế Phú Quốc có khả năng tiếp nhận 20 máy bay trong giờ cao điểm, lượng hàng hóa qua cảng là 27.600 tấn/năm, công suất 7 triệu hành khách/năm,[4] riêng giờ cao điểm có thể đón 3.500 người.[9]
Sân bay Phú Quốc sẽ góp phần phát triển đảo Phú Quốc thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và du lịch biển tầm cỡ khu vực và quốc tế.[6] Cùng với sân bay quốc tế Cần Thơ, sân bay Phú Quốc sẽ giúp vùng đồng bằng sông Cửu Long kết nối trực tiếp với các thành phố trong khu vực châu Á.
Dự án nhằm đưa Phú Quốc trở thành khu kinh tế hành chính du lịch, trung tâm tài chính ngân hàng và đầu mối giao thông quan trọng giao thương quốc gia, quốc tế.[5]
Ở thời điểm 2006, có ít nhất ba tập đoàn lớn của Mỹ, Đức và Anh đăng ký khảo sát và tham gia xây dựng.[10] Tổng mức đầu tư xây dựng đường HCC, đường lăn gần 1.500 tỷ đồng, dự án nhà ga hành khách và các công trình phụ trợ hơn 1.567 tỷ đồng.[3]
Tổng mức đầu tư đến năm 2020 khoảng 8.050 tỷ đồng và đến năm 2030 là 16.200 tỷ đồng.[11] Dự án do Tổng công ty Cảng hàng không Miền Nam, nay là Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam làm chủ đầu tư, thi công bằng 100% nguồn vốn của doanh nhiệp.[3]
Lễ khởi công xây dựng dự án được tổ chức vào cuối tháng 11 năm 2008.[12] Đến thời điểm tháng 8 năm 2011, các hạng mục chính như đường hạ – cất cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay (gồm ba gói thầu) và nhà ga hành khách (gồm sáu gói thầu) đang triển khai xây dựng nước rút, chín gói thầu có khối lượng thực hiện đạt khoảng 45%.[11] Đến tháng 12 năm 2011, tổng giá trị các gói thầu đạt 50%.[4]
Tuy nhiên, các hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ (bao gồm tuyến trục giao thông Bắc– Nam, đường vòng quanh đảo và các tuyến đường nhánh xung quanh) chưa kết nối với sân bay do thi công chậm. Nguyên nhân việc này là chính phủ rót vốn chậm so với kế hoạch,[7] nợ khối lượng thầu của các công trình giao thông là 150 tỷ đồng. Giới chức địa phương cho biết điều này "ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ triển khai các dự án du lịch, đầu tư cũng như thu hút du khách đến Phú Quốc". Ngoài ra hệ thống cầu và dự án cáp ngầm 110kV xuyên biển Hà Tiên – Phú Quốc cũng tiến hành trì trệ so với tốc độ xây dựng sân bay.[11]
Công tác xây dựng giai đoạn đầu và bay hiệu chuẩn đã hoàn thành vào cuối tháng 11 năm 2012, bắt đầu hoạt động từ ngày 2 tháng 12 năm 2012 và chính thức phục vụ các chuyến bay từ ngày 2 tháng 12 năm 2012[13].
Tầng trệt được bố trí phục vụ hành khách đến quốc tế và quốc nội. Sau thềm đến là đường dẫn vào sảnh chính lớn, giữa thềm ga đến bố trí cầu thang phục vụ cho hành khách và người đón tiễn đi lên khu vực sảnh đi tại lầu 1. Thềm nhà ga liên tục với sảnh đến phía trong bằng khu vực sân vườn cây xanh tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cho hành khách khi vừa đến nhà ga. Bên trong sảnh chính, ga đến quốc tế được bố trí ở phía đông và ga đến trong nước được bố trí ở phía tây.
Khu vực xử lý phân loại hành lý đi quốc tế và trong nước được bố trí giữa tầng trệt nhà ga tiếp xúc với sân đậu máy bay thuận tiện cho vận chuyển hành lý ra máy bay, bên cạnh bố trí các phòng kỹ thuật và các khu vực phục vụ hoạt động của nhà ga.
Các khu vực chức năng phục vụ hành khách đến được bố trí hợp lý nhằm đảm bảo các yêu cầu khai thác, an ninh, an toàn: khu vực xếp hàng cho khách kiểm tra thủ tục nhập cảnh bố trí ngay sau cửa hành khách đến, sau khu vực này là khu vực băng chuyền hành lý. Tại đây, trong khi chờ lấy hành lý hành khách có thể mua sắm tại các quầy dịch vụ trước khi ra khu vực kiểm tra thủ tục hải quan. Khu vực hành lý thất lạc cũng được bố trí thuận tiện ngay sau băng chuyền hành lý đến để hành khách có thể liên hệ khi cần thiết. Sau khu vực kiểm tra hải quan, hành khách có thể gặp người thân và sử dụng các dịch vụ tại khu vực sảnh đến như đổi tiền, ăn uống, dịch vụ khách sạn, phương tiện đi lại, thông tin cần biết… trước khi rời sân bay.
Mặt bằng ga trong nước được bố trí tương tự như ga quốc tế, không có khu vực kiểm tra thủ tục nhập cảnh và thủ tục hải quan đến.
Nằm chung cao trình với đường tầng và thềm ga đi, tương tự như tầng trệt, tầng lầu được bố trí phục vụ hành khách đi quốc tế và quốc nội. Sau thềm đi là lối vào sảnh chính lớn, ga đi quốc tế được bố trí ở phía đông và ga đi trong nước được bố trí ở phía tây.
Khu vực quầy làm thủ tục hàng không được bố trí trực diện ngay sau khu vực sảnh đi, qua cửa kiểm tra an ninh hàng không tạo thuận tiện cho hành khách khi làm thủ tục. Hành lý ký gửi sẽ theo hệ thống băng chuyền xuống khu vực xử lý hành lý đi tại tầng trệt trước khi đưa ra máy bay.
Khu vực sảnh đi được bố trí ngay sau sảnh thủ tục (qua khu vực công an cửa khẩu đối với khách quốc tế), rộng rãi, tầm nhìn bao quát. Bố trí xen trong khu vực này là hệ thống dịch vụ phục vụ hành khách như gồm thức ăn nhanh, đồ uống, cửa hàng miễn thuế (đối với khách quốc tế) và hàng lưu niệm…
Qua khu vực soi chiếu, kiểm tra hành lý xách tay, hành khách sẽ vào khu vực phòng đợi trước khi xuống phòng đợi ra máy bay bằng cầu thang cuốn và thang bộ. Phòng đợi cho hành khách được bố trí rộng rãi, tầm nhìn rộng ra phía sân đậu máy bay và toàn cảnh khu bay của Cảng hàng không. Phòng phục vụ khách thương gia được bố trí ở hai đầu nhà ga nơi có tầm nhìn rộng và thuận tiện cho việc ngắm máy bay, tạo sự thoải mái và tiện nghi cho khách CIP.
Các chuyến bay sau bắt đầu từ ngày 2 tháng 12 năm 2012, ngày tất cả các chuyến bay tại sân bay cũ được chuyển sang sân bay này:
Phú Quốc được ưu tiên các vùng tự do mậu dịch hay mậu dịch tại cửa khẩu để thu hút đầu tư nước ngoài, áp dụng cơ chế thông thoáng về xuất nhập cảnh. Cụ thể như chế độ cấp thị thực nhập cảnh tại cửa khẩu cho các nhà đầu tư, kinh doanh, khách du lịch nước ngoài; miễn thị thực 15 ngày đối với khách nước ngoài.
Giới chức lãnh đạo Cục hàng không cho biết Việt Nam đang phát triển thị trường vận tải hàng không theo hướng tự do hóa, khuyến khích các hãng hàng không nước ngoài khai thác đường bay đến Việt Nam, thúc đẩy tính cạnh tranh trong nước. Một số cơ chế được áp dụng như cơ chế giảm giá thích hợp cho các hãng hàng không khai thác mới và các dịch vụ.[6]
Sân bay quốc tế Long Thành là một sân bay quốc tế đang trong quá trình xây dựng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km về hướng Đông. Với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn thành tất cả 3 giai đoạn, đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.
Ngày 11 tháng 11 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 1777/QĐ–TTg phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Sân bay quốc tế Long Thành giai đoạn 1 (một nhà ga công suất 25 triệu khách/năm, một đường cất hạ cánh 4000 m x 75 m, một đài kiểm soát không lưu cao khoảng 123 m, và các công trình liên quan khác), dự kiến triển khai công tác thiết kế và hoàn thành xây dựng trong giai đoạn 2020–2025.[2]
Ngày 5 tháng 1 năm 2021, dự án sân bay Long Thành chính thức khởi công xây dựng giai đoạn 1 với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT và các ban ngành liên quan.[3] Giai đoạn 1 của dự án này được dự kiến sẽ khánh thành năm 2026.[4]
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất hiện là sân bay quốc tế duy nhất phục vụ Vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh theo quy hoạch, là vùng kinh tế năng động nhất cả nước với dân số vùng đô thị này dự kiến đạt 20–22 triệu người vào năm 2020, tỷ lệ dân thành thị dự kiến khoảng 77% tổng dân số. Sân bay Tân Sơn Nhất vốn được xây dựng trong chiến tranh Việt Nam nhằm mục đích phục vụ cho các hoạt động dân sự và quân sự. Vị trí sân bay Tân Sơn Nhất nằm trong khu vực nội đô vốn đông đúc và chật chội, do đó khả năng mở rộng và đảm bảo an toàn bay là rất hạn chế và khó khăn, chưa kể tiếng ồn của các chuyến bay nơi đây sẽ khiến cuộc sống của người dân quanh đó bị ảnh hưởng.
Trong khi đó số lượng khách quốc tế đến Việt Nam lại tăng nhanh qua từng năm, mức tăng trưởng lượng khách vào khoảng 15–20% trung bình mỗi năm và thị trường hàng không quốc nội đầy tiềm năng (dân số Việt Nam vào năm 2010 là hơn 89 triệu dân theo báo cáo của CIA nhưng chưa đến 20% người dân đi lại bằng đường hàng không). Ngoài ra, chính phủ Việt Nam nhận thấy rằng, cần phải có một sân bay với quy mô lớn nhằm cạnh tranh kinh tế với các cảng hàng không trung chuyển lớn khác trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung. Vì thế, ý tưởng về 1 sân bay mới được ra đời nhằm thúc đẩy kinh tế vùng Nam Bộ và cả nước. Công suất tối đa của sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 25 triệu lượt khách mỗi năm. Nhưng kể từ năm 2010, trong những đợt cao điểm như Tết Nguyên đán hay nghỉ lễ, số lượt chuyến mỗi ngày đã vượt quá khả năng tiếp nhận 400 lượt chuyến mỗi ngày[5]. Năm 2015, sân bay này đã phục vụ 26,5 triệu lượt khách/năm, dự báo năm 2016 sẽ đạt mức 30 triệu hành khách/năm. Tốc độ tăng trưởng lượng khách trên 18%–20% mỗi năm.
Sân bay Long Thành được nghiên cứu đầu tư, xây dựng từ những năm 1980, với mục tiêu thay thế sân bay Tân Sơn Nhất nằm trong nội đô và trở thành một trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế.
Năm 1997, sân bay Long Thành chính thức xuất hiện trong văn bản pháp lý theo quyết định số 911/QĐ–TTg của Thủ tướng Phan Văn Khải về quy hoạch phát triển hệ thống sân bay toàn quốc[6]. Theo quyết định này, "từ nay đến năm 2000 kiện toàn 3 cụm sân bay Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam cụ thể: Đầu tư xây dựng phát triển hiện đại các sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng; lập dự án đầu tư phát triển các sân bay Chu Lai, Long Thành, Cát Bi là sân bay nội địa đồng thời dự bị sân bay quốc tế"[7].
Năm 2005, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành quyết định số 703/QĐ–TTg phê duyệt quy hoạch vị trí, quy mô, phân khu chức năng cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành quyết định số 703/QĐ–TTg phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Long Thành với mục tiêu xây dựng một sân bay quốc tế cấp 4F, có chức năng trung chuyển trong khu vực Đông Nam Á, có khả năng cạnh tranh với các cảng hàng không lớn trên thế giới, tiếp nhận được các máy bay A380–800 hoặc tương đương, công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm[8].
Năm 2015, dự án được đưa ra để Quốc hội Việt Nam khóa XV xem xét, cho ý kiến. Tại kỳ họp thứ 9, ngày 25 tháng 6 năm 2015, Quốc hội thông qua chủ trương xây dựng Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành bằng nghị quyết số 94/2015/QH13[9][10] với số phiếu biểu quyết thông qua là 428/461. Quốc hội yêu cầu Chính phủ thực hiện dự án theo 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Đầu tư xây dựng 01 đường cất hạ cánh và 01 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm; chậm nhất năm 2025 hoàn thành và đưa vào khai thác;
Giai đoạn 2: Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 01 đường cất hạ cánh cấu hình mở và 01 nhà ga hành khách để đạt công suất 50 triệu hành khách/năm, 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm;
Giai đoạn 3: Hoàn thành các hạng mục của Dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 05 triệu tấn hàng hóa/năm.
Ngày 11 tháng 11 năm 2020, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng ký ban hành quyết định số 1777/QĐ–TTg phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1[11]. Tổng mức đầu tư cho dự án là 109.111,742 tỷ đồng, tương đương 4.664,89 triệu USD (tỷ giá 1 USD = 23.390VND công bố tại Vietcombank ngày 25 tháng 5 năm 2020).
Ngày 6 tháng 3 năm 2024, chủ đầu tư dự án là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết bên cạnh đẩy nhanh thi công đường băng số 1, ACV đang nghiên cứu để đầu tư xây dựng đường băng số 2 trong giai đoạn 2025–2030. Nguồn vốn đến từ số tiền tiết kiệm được khi thực hiện giai đoạn 1 của dự án (khoảng 4000 tỷ)[12].
Ngày 20 tháng 10 năm 2020, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai bàn giao 1800 ha đất của giai đoạn 1 và 800 ha đất của giai đoạn 2 dự án cho Cảng vụ Hàng không miền Nam[13].
Ngày 5 tháng 1 năm 2021, dự án sân bay Long Thành chính thức được khởi công[14] với các hoạt động đầu tiên là xây dựng hàng rào sân bay, rà phá bom mìn, san lấp đất nền, xây dựng hệ thống thoát nước. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các hạng mục này, một lượng lớn bụi từ sân bay đã bay về phía các khu dân cư, gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Một số nơi, bụi phát tán xa hơn 10 km. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã vào cuộc và phạt chủ đầu tư của dự án là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) số tiền 270 triệu đồng, yêu cầu ACV có các biện pháp ngăn chặn ô nhiễm bụi[15][16]. Nhà thầu sau đó đã tiến hành đào 10 hồ chứa nước với dung tích 1200m3/hồ để trữ nước và cung cấp cho các xe tưới nhằm giảm thiểu phát tán bụi vào không khí[17].
Ngày 29 tháng 9 năm 2022, đài kiểm soát không lưu sân bay Long Thành và các công trình quản lý bay sẽ được khởi công với tổng mức đầu tư gần 3.500 tỷ đồng. Đài được thiết kế hình búp sen có màu sắc và kiến trúc hài hòa với nhà ga hành khách. Tháp điều hành cao 123 m gắn radar trên đỉnh, diện tích xây dựng khoảng 80 m2, đường kính thân tháp 10 m. Các thiết bị được thiết kế theo công nghệ tự động hóa và có định hướng mở để đầu tư công nghệ trong tương lai. Dự án này do Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) làm chủ đầu tư. Nguồn vốn của dự án đến từ chính vốn của VATM và vốn vay ngân hàng thương mại, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước[18].
Tháng 9 năm 2022, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) mời thầu dự án xây dựng nhà ga T1, sân bay Long Thành. Tuy nhiên, chỉ duy nhất 1 liên dành tham gia đấu thầu là Conteccons – Vinaconex – Centra – Phục Hưng Holdings – REE – Hòa Bình – HAWEE, không đạt yêu cầu và phải hủy thầu[19]. Dự án sau đó phải đưa ra mời thầu lần 2.
Tháng 6 năm 2023, có 3 liên danh tham gia đấu thầu dự án xây dựng nhà ga T1 sân bay Long Thành, lần lượt là Hoa Lư, Vietur và CHEC–BCEG–Vietnam Contractors. Liên danh Hoa Lư gồm các đơn vị: Coteccons (Việt Nam, đứng đầu liên danh), Unicons, Thành An, Delta, Central, An Phong, Hòa Bình và PEPC (Thái Lan). Liên danh CHEC–BCEG–Vietnam Contractors gồm các đơn vị: Beijing Construction Engineering (Trung Quốc – đứng đầu liên danh), Thuận Việt, Xuân Mai, CDC, TCT 789, Nhà thép PEB, Nhà Hà Nội số 52 và Samcons. Kết quả sau cùng, liên danh Vietur gồm các đơn vị IC ISTAS (Thổ Nhĩ Kỳ – đứng đầu liên danh), Ricons, Newtecons, SOL E&C, TCT Xây dựng số 1, ATAD, TCT XNK và Xây dựng, Phục Hưng Holdings, HAWEE và TCT Xây dựng Hà Nội là đơn vị trúng thầu[20]. Sau đó, liên danh Hoa Lư tiến hành khiếu nại kết quả đấu thầu nhưng ACV không thay đổi kết quả[21][22].
Ngày 25 tháng 8 năm 2023, tỉnh Đồng Nai bàn giao toàn bộ 2532 ha đất dự án giai đoạn 1 cho chủ đầu tư[23].
Ngày 31 tháng 8 năm 2023, nhà ga hành khách T1, đường cất hạ cánh số 1 cùng sân đỗ máy bay được khởi công xây dựng[24]. Thời gian thi công nhà ga hành khách là 39 tháng, dự kiến đưa vào hoạt động và khai thác từ năm 2026[25]. Đường cất hạ cánh số 1 dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 30 tháng 4 năm 2025, rút ngắn 3 tháng so với kế hoạch ban đầu[12].
Theo Quy hoạch tổng thể, vị trí sân bay quốc tế Long Thành nằm tại Bình Sơn, Long Thành, Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 40 km về hướng Đông, cách Sân bay Tân Sơn Nhất 43 km, cách thành phố Biên Hoà 30 km về hướng Đông Nam, cách thành phố Vũng Tàu 70 km về hướng Bắc, cạnh Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và gần Long Thành (thị trấn thuộc huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai).
Để lấy đất thực hiện dự án, xã Suối Trầu đã bị giải thể, đồng thời tiến hành điều chỉnh, sáp nhập, thành lập ấp thuộc các xã: Bình Sơn, Cẩm Đường, Long An, Long Phước, Bàu Cạn thuộc huyện Long Thành để thực hiện dự án[26]. Chính phủ Việt Nam cũng xây dựng khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn cho các hộ dân có đất ở nằm trong đất dự án sân bay Long Thành[27].
Theo quyết định số 1777/QĐ–TTg[28] ngày 11 tháng 11 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, hạ tầng và quy mô xây dựng như sau:
Tổng mức đầu tư Dự án là 109.111,742 tỷ đồng, tương đương 4.664,89 triệu USD (tỷ giá 1 USD = 23.390VND công bố tại Vietcombank ngày 25 tháng 5 năm 2020).
Trong tương lai, dự án sẽ hoàn thành xây dựng 4 đường cất hạ cánh và 4 nhà ga và các công trình phụ trợ, với công suất 100 triệu hành khách/năm.
Nhận thấy Việt Nam cần phải có một sân bay quy mô lớn nhằm cạnh tranh với các sân bay lớn khác trên quốc tế và khu vực Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai có 1 vị trí quá thuận lợi, chính phủ Việt Nam đã định hướng sân bay Long Thành sẽ là một Cảng trung chuyển hàng không và là thủ phủ hàng không của cả nước cũng như trên quốc tế nhằm mục đích thu hút khách quá cảnh và các chuyến bay trung chuyển tại đây để thu lợi về kinh tế, ngoài ra tại đây sẽ là khu trung tâm dịch vụ hàng không trên quốc tế với nhiều dịch vụ như cung ứng xăng dầu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa máy bay... cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế. Do đó khả năng đóng góp phát triển kinh tế của sân bay Long Thành là rất lớn, theo nghiên cứu của hãng tư vấn Hansen Partnership của Úc thì sân bay Long Thành sẽ đóng góp được 3 – 5% GDP cả nước.
Khi đi vào hoạt động, sân bay Long Thành sẽ đảm nhiệm 80% tổng lượng khách quốc tế tính luôn cả khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế và 20% khách quốc nội, trong khi đó sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chủ yếu phục vụ các chuyến bay quốc nội với việc đảm nhận 80% khách quốc nội và 20% khách quốc tế nhưng không đảm nhận các chuyến bay trung chuyển cũng như khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế.[4]
Để kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành với đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây và Quốc lộ 51, Việt Nam đã xây dựng thêm 2 tuyến đường.
Đường T1 dài 3,8 km, điểm đầu từ cổng phía tây sân bay Long Thành kết nối cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, quốc lộ 51 và điểm cuối khớp nối tỉnh lộ 25C. Tuyến rộng 85–120 m, 8 làn xe chính và 6 làn đô thị song hành.
Đường T2 dài 3,5 km, 4 làn xe theo hai nhánh chạy độc lập, song hành cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Đây là tuyến kết nối đường T1 với cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây.[29]
Ngoài ra, để tăng khả năng kết nối cho sân bay, ngoài Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây hiện hữu, Chính phủ Việt Nam cũng cho xây dựng thêm 4 tuyến cao tốc gồm: Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây và Đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương[30].
Hiện nay, chính phủ Việt Nam quy hoạch 2 tuyến đường sắt kết nối với sân bay Long Thành, gồm tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành[31].
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ đi ngầm ở khoảng giữa dọc theo đường trục chính của sân bay Long Thành, bố trí 1 ga hành khách (ga Long Thành) nằm trong khoảng giữa cụm nhà ga T1 và T2.
Tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành sẽ đi ngầm ở khoảng giữa dọc theo đường trục chính của sân bay Long Thành, bố trí ga S19 nằm trong khoảng giữa cụm nhà ga T1 và T2, ga S20 trong khoảng giữa cụm nhà ga T3 và T4.
Vốn đầu tư cho dự án được huy động từ nhiều nguồn: Quỹ đầu tư phát triển của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ, cổ phần và đầu tư nước ngoài. Giai đoạn từ năm 2011 đến 2014 triển khai báo cáo đầu tư và thu xếp vốn cho dự án. Chi phí xây dựng sân bay theo dự kiến cho đến năm 2050 với 3 giai đoạn là 19 tỷ USD, theo đánh giá là "đắt một cách đáng kinh ngạc".[32][33]
Theo TS Nguyễn Lâm Thành (ĐB Quốc hội tỉnh Lạng Sơn), sân bay Đại Hưng (Trung Quốc) có diện tích 4.700ha, tương đương với Long Thành nhưng thiết kế đến 7 đường băng, công suất 100 triệu hành khách/năm và 4 triệu tấn hàng hóa có vốn đầu tư chỉ 11,5 tỉ USD, sân bay Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), 4 đường băng, công suất 90 triệu lượt hành khách/năm, vốn đầu tư chỉ 12 tỉ USD, cả hai cùng được vận hành năm 2019, ít tốn kém hơn nhiều so với sân bay Long Thành 4 đường băng, công suất 100 triệu lượt hành khách/năm, 5 triệu tấn hàng hóa nhưng vốn đầu tư lên đến 16 tỉ USD.[34]
Tuy nhiên, phân tích mới đây của Bộ GTVT lại cho thấy điều ngược lại. Cụ thể, Bộ GTVT đã so sánh suất đầu tư sân bay Long Thành với các sân bay trên thế giới như:
Như vậy, tổng mức đầu tư dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1 công suất 25 triệu khách/năm là 4,692 tỉ USD, nhỏ hơn tổng mức đầu tư FRA giai đoạn 3 và ICN giai đoạn 3. Tuy nhiên, Bộ Giao thông vận tải cũng nhận định việc so sánh tổng mức đầu tư giữa các dự án đầu tư sân bay trên thế giới chỉ mang tính chất tham khảo vì thời điểm xây dựng, mức độ áp dụng công nghệ, quy trình vận hành, khai thác tại mỗi dự án khác nhau; các chính sách về thuế, về nhập khẩu trang thiết bị, các điều kiện thị trường liên quan đến lãi suất, chi phí nhân công, máy móc, nguyên vật liệu tại địa phương đều có ảnh hưởng tới chi phí đầu tư xây dựng...[35]
Sáng 28/11, 9 phương án kiến trúc nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành được trưng bày bằng mô hình tại Trung tâm triển lãm nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hà Nội để lấy ý kiến người dân. Bản vẽ phối cảnh cùng các thông tin chi tiết được Bộ GTVT, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) thiết kế triển lãm. Đây là các phương án kiến trúc được lựa chọn trong tổng số 16 đơn vị tham gia sơ loại thi tuyển quốc tế. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng và Bộ GTVT, ACV tổ chức triển khai kế hoạch lấy ý kiến rộng rãi người dân, các tổ chức, chuyên gia về phương án kiến trúc nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Sau đó đơn vị chức năng sẽ lựa chọn phương án kiến trúc đạt hiệu quả cao nhất, đưa vào báo cáo nghiên cứu khả thi để xây dựng công trình.
Sau hai tuần triển lãm cùng với những đánh giá của người dân và các chuyên gia, ACV đã quyết định lựa chọn thiết kế LT–03, với hình ảnh bông sen cách điệu được tác giả đưa vào, sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế, mái, phối cảnh mặt chính nhà ga, nội thất khu vực quầy làm thủ tục. Bên cạnh đó khu vực nhà để xe ngoài trời, trên mái sử dụng làm công viên cây xanh kết hợp với hồ nước lớn tại vị trí trung tâm cũng lấy ý tưởng hoa sen, làm điểm nhấn cho khu vực này. Phương án bố trí mái sảnh chính với độ vươn lớn. Ngoài ra việc bố trí mái nhỏ tại khu vực cầu cạn tương đối hài hòa (giống như những lớp xếp của bông hoa sen), mang lại cho du khách quốc tế một cảm nhận ban đầu, ấn tượng, lưu giữ về hình ảnh của quốc hoa Việt Nam.
Công ty Heerim Architects & Planners (Hàn Quốc) là đơn vị thiết kế. Công ty này cũng thiết kế nhiều nhà ga lớn như: nhà ga hành khách T2 sân bay Incheon (Hàn Quốc); sân vận động Olympic (Baku); Tòa tháp Kangnam – Trung tâm nghiên cứu & phát triển ở Gangnam, Hàn Quốc.
Vị trí trong khu vực châu Á: Việt Nam được đánh giá có vị trí địa – kinh tế và địa – chính trị quan trọng trong khu vực. Vùng Đông Nam Bộ có vị trí là trung tâm của ASEAN, hoàn toàn có thể trở thành trung tâm trung chuyển hành khách và hàng hoá trong khu vực. Minh chứng mới nhất: Chính phủ Việt Nam đã khởi công Cảng trung chuyển Vân Phong với tổng mức đầu tư lên đến 7 tỷ USD trong tháng 10/2009. Trong vòng 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh. Ngoài ra, lượng khách du lịch đến Việt Nam cũng tăng nhanh chóng. Khu vực Đông Nam Bộ chiếm 2/3 kim ngạch xuất khẩu của cả nước và có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, lượng vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn.
Ngoài ra, một số dự án du lịch lớn tại tỉnh Lâm Đồng (Đan Kia – Suối Vàng với số vốn 1,2 tỷ USD), các khu nghỉ mát tại Nha Trang và Phan Thiết, các dự án du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu được cấp phép hoặc đang tiến hành thủ tục xin phép như: Saigon Atlantis (4,1 tỷ USD), Vungtau Aquarium, Công viên giải trí Bàu Trũng với tổng vốn lên đến 500 triệu USD, Disneyland Saigon cũng là những điểm thu hút khách lớn sử dụng sân bay này. Vùng Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang phát triển năng động để trở thành một Đại đô thị có dân số lên đến 25 triệu người (Mega Metropolitan Area) bao gồm: TP. HCM và các vệ tinh: Biên Hoà – Vũng Tàu – Thủ Dầu Một – Bà Rịa – Tân An – Tây Ninh – Gò Công – Mỹ Tho.
Tháng 3 năm 2015, tại hội thảo khoa học "Xây mới sân bay Long Thành hay nâng cấp Tân Sơn Nhất", PGS.TS. Nguyễn Thiện Tống, Chủ tịch Chi hội hàng không thuộc Hội tư vấn Khoa học công nghệ và Quản lý HASCON, nguyên chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không trường Đại học Bách khoa TP.HCM đã phản biện các ý kiến của bộ Giao thông vận tải:
Theo TS. Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội tư vấn Khoa học công nghệ & quản lý TP.HCM (HASCON) mà đã được Văn phòng Quốc hội và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã gửi toàn bộ bản báo cáo để nghiên cứu và phân tích cho Quốc hội trước khi kỳ họp diễn ra vào cuối tháng 5/2015 với tên gọi "Báo cáo đầu tư dự án cảng Hàng không Quốc tế Long Thành":
Theo ông Nguyễn Phụng Tâm (kỹ sư trưởng hãng hàng không Emirates, sân bay Kennedy, New York – Mỹ) lo ngại: "Sân bay Narita ở Nhật cách Tokyo 58 km dù xây rất hiện đại nhưng cũng bị thất thế vì quá xa trung tâm. Có hơn 25 hãng hàng không (trong đó có Vietnam Airlines) vẫn duy trì đường bay thẳng đến sân bay Haneda cách Tokyo 14 km vì gần trung tâm. Kịch bản tương tự có thể xảy ra với sân bay Long Thành."[38]
Chuyên gia hàng không Lê Trọng Sành, nguyên Trưởng phòng Quản lý sân bay Tân Sơn Nhất cho rằng: "Phía Nam chỉ cần nâng cấp 6 sân bay gồm Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Cam Ranh, Liên Khương, Cần Thơ, Phú Quốc và quản lý hiệu quả là có thể đạt sản lượng 100 triệu khách/năm. Không cần xây sân bay Long Thành quá tốn kém khi nợ công đã lên đến 80 tỉ USD."[38]
TS Trần Đình Bá (Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam– Hội Kinh tế & vận tải ĐSVN – Hội Kiến trúc sư VN), tại hội thảo về dự án đầu tư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành do Cục Hàng không Việt Nam và Báo Lao động tổ chức ở TP HCM ngày 14 tháng 5, nêu hàng loạt vấn đề chưa được làm rõ, như: vốn đầu tư, thời gian hoàn vốn, mức độ tác động đến tăng trưởng GDP... đặc biệt là quy hoạch 4 siêu sân bay cấp 4F, 4E, 3C là Tân Sơn Nhất – Biên Hòa – Nước Trong – Long Thành trên một chu vi có bán kính 23 km thì hướng cất hạ cánh sẽ đâm vào nhau do Vùng tiếp cận cất hạ cánh (TMA) chồng lên nhau. Như vậy về luận chứng kỹ thuật chưa đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn.[39]
Thượng tướng Lê Chiêm nêu ý kiến tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội sáng 27/10/2017 về báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành: "TP. HCM đổ về Đồng Nai mua đất, đăng ký hết rồi. Người dân ở Long Thành không ở được mà lên Đắk Lắk, Lâm Đồng ở để phát triển kinh tế. Còn đất ở Long Thành họ bán, cán bộ ta mua hết rồi".[40]
Cùng ngày, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đặt vấn đề: "Nghị quyết 94 của Quốc hội khóa XIII chủ trương đầu tư dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành có nêu trong 5.000 ha đất của dự án có 1.050 ha đất cho quốc phòng. Chính phủ, Quốc hội phải nói rõ về sự cần thiết cấp bách của 1.050 ha đất quốc phòng trong dự án sân bay Long Thành. Phải nêu rõ các công trình sẽ xây ở đây, mục đích rõ ràng và có luận chứng đầy đủ".[41]
Đại biểu quốc hội (ĐBQH) Lưu Bình Nhưỡng khẳng định: "Bây giờ tình trạng đầu cơ đất ở Long Thành rất khủng khiếp. Không chỉ dân hay đầu nậu, mà cán bộ cũng mua để chờ thời. Một số cán bộ ở TP. HCM rồi Đồng Nai và các tỉnh lân cận đã mua đất ở đây". Theo ông Nhưỡng, tình trạng đầu cơ, găm đất còn dẫn đến chính sách đền bù giải phóng mặt bằng không công bằng: "Anh đầu cơ tích trữ (có thể có cả cán bộ trong đó) rồi tìm cách xây nhà cửa, làm công trình rồi tăng tiền đền bù. Điều này không công bằng với người dân thực sự ở trên mảnh đất đó".[42]
Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên và lớn thứ ba của Việt Nam, nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 3 km, với tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Đây là điểm bay quan trọng của miền Trung Việt Nam và nước ta
Tên giao dịch chính thức là Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng (tiếng Anh: Danang International Airport - DIA). Sân bay này trước đây do Tổng Công ty Cảng Hàng không Miền Trung, hiện nay thuộc Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam, một doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lí.
Sản lượng khách năm 2023 tại sân bay này là 12,9 triệu lượt khách, là sân bay có lượng khách thông qua nhiều thứ 3 tại Việt Nam.
Sân bay được xây dựng từ năm 1940. Trong thời gian chiến tranh Việt Nam cho đến 1975, sân bay Đà Nẵng là căn cứ không quân của quân đội Mỹ và Không lực Việt Nam Cộng hòa. Trước năm 1975, sân bay quốc tế Đà Nẵng là một trong những sân bay nhộn nhịp nhất thế giới.
Hiện có 5 hãng hàng không nội địa và 38 hãng hàng không quốc tế đang có đường bay đến Sân bay quốc tế Đà Nẵng, nhiều thứ 3 cả nước. Từ Đà Nẵng đã có 16 tuyến bay nội địa, 51 tuyến bay đi quốc tế trong đó có 25 đường bay trực tiếp thường kỳ và 26 đường bay trực tiếp thuê chuyến, với hơn 250 chuyến bay trong nước và quốc tế mỗi ngày, giúp kết nối thuận lợi với các trạm trung chuyển lớn của Châu Á và thế giới như Incheon-Hàn Quốc, Narita-Nhật Bản, Changi-Singapore, Doha-Qatar, Đại Hưng-Trung Quốc, New Delhi-Ấn Độ...
Năm 2015, Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng được xếp vị trí thứ 23 trong Top 30 Sân bay Tốt nhất châu Á, theo thông tin được công bố trên trang web chuyên xếp hạng các sân bay trên thế giới The Guide to Sleeping in Airports. Năm 2019, CHKQT Đà Nẵng được tổ chức đánh giá và xếp hạng Cảng hàng không, sân bay toàn cầu - SKYTRAX xếp hạng đạt tiêu chuẩn 3 sao +, nhà ga Quốc tế T2 đạt tiêu chuẩn 4 sao.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng hiện có hai đường băng cất hạ cánh (3.500m và 3.049m), được trang bị hệ thống đèn tín hiệu trên taxiway, runway, appron (bãi đậu)..., các hệ thống phụ trợ dẫn đường và hạ cánh chính xác (ILS, VOR/DME, NDB), các hệ thống radar sơ cấp - thứ cấp hiện đại, các hệ thống quan trắc và phát tin dự báo khí tượng tiên tiến, hệ thống thường trực khẩn nguy, các hệ thống phục vụ sân đỗ hiện đại...có khả năng phục vụ các loại máy bay thương mại cỡ lớn như Boeing 747, Boeing 777, Airbus A340, Airbus A330, Airbus A380, Antonov 124...cất hạ cánh trong mọi điều kiện thời tiết.
Nhà ga hành khách quốc nội (nhà ga T1) sân bay quốc tế Đà Nẵng do Tổng Công ty Cảng hàng không miền Trung làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng ngày 24/12/2007 với tổng vốn hơn 1.345 tỉ đồng và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/12/2011. Nhà ga được xây dựng trên diện tích gần 14.500 m2, gồm ba tầng nổi và một tầng hầm với tổng diện tích sử dụng 36.600 m2. Diện tích từng khu vực chức năng đủ tiêu chuẩn phục vụ 6 triệu lượt khách/năm (tiêu chuẩn theo quy định của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA). Bảo đảm yêu cầu thẩm mỹ và phù hợp với điều kiện khí hậu miền Trung, tải trọng động đất cấp 7. Ngoài ra, còn có các thiết bị đặc biệt như hệ thống xử lý hành lý, 5 ống lồng hàng không dẫn khách, 6 thang cuốn tốc độ 0,5 m/giây, 11 thang máy tải trọng 1.000 - 2.000 kg, các hệ thống điện tử chuyên dụng hàng không và hệ thống phụ trợ như chiếu sáng, cấp thoát nước, điều hòa không khí, hệ thống nhà máy điện năng lượng mặt trời... Với 40 quầy thủ tục và các tiện nghi hiện đại khác, nhà ga quốc nội đảm bảo phục vụ từ 6 - 8 triệu lượt khách/năm từ năm 2015 trở đi. Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã có kế hoạch nghiên cứu mở rộng nhà ga quốc nội để đạt mức 15 triệu hành khách/năm vào năm 2020.
Nhà ga hành khách quốc tế (nhà ga T2) do Công ty CP Đầu tư khai thác nhà ga quốc tế Đà Nẵng (AHT) làm chủ đầu tư, được khởi công xây dựng ngày 15/11/2015 với tổng giá trị 3.504 tỷ đồng, đã hoàn thành và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 5/2017, kỷ lục xây dựng trong vòng 18 tháng. Nhà ga quốc tế được xây dựng trên khuôn viên đất rộng 210.000 m2, diện tích sàn xây dựng là 48.000m2, được thiết kế thành 2 cao trình đi và đến riêng biệt, có 52 quầy thủ tục hàng không, 20 quầy xuất cảnh, 22 quầy nhập cảnh, 10 cửa ra tàu bay, 04 cầu dẫn hành khách...Nhà ga T2 hiện tại đang phục vụ 51 tuyến bay Quốc tế đi và đến thành phố Đà Nẵng với hàng trăm chuyến bay mỗi ngày, có công suất từ 4 đến 6 triệu khách/năm theo Quy hoạch phát triển đến giai đoạn 2020 và định hướng đến 2030.
Nhà ga VIP được dùng để đón các nguyên thủ quốc gia khi đến thăm thành phố Đà Nẵng. Đây cũng là nhà ga phục vụ cho chuyên cơ của các nguyên thủ của 21 nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Lào, Campuchia và Myanmar tham gia Hội nghị Đối thoại Cấp cao không chính thức giữa APEC-ASEAN và Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC trong Tuần lễ Cấp cao APEC Việt Nam 2017 (AELW) tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Nhà ga hàng hóa với quy mô tổng diện tích 2.400 m2, trong đó diện tích nhà ga là 1.600 m2, diện tích sân bãi 800m2 có thể tiếp nhận đồng thời 5 xe có tải trọng 9 tấn tiếp cận nhà ga, bố trí 2 khu vực hàng hóa đi đến riêng biệt, trong đó khu vực hàng hóa đi trang bị 2 dây chuyền soi chiếu hàng đi. Công trình được trang bị thống báo cháy và chữa cháy tự động, chống sét đánh thẳng.Công suất hàng hóa thông qua nhà ga đạt 100.000 tấn/năm.
Nhà ga hàng hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng cao trong thời gian tới, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng mà còn góp phần nâng cao vị thế của sân bay.
Các chuyến bay nội địa sử dụng nhà ga T1, các chuyến bay quốc tế sử dụng nhà ga T2.
Thuê chuyến: Ma Cao, Đài Bắc–Đào Viên, Đài Trung, Jeju
Hiện nay, việc mở nhiều đường bay quốc tế từ nhiều nơi trên thế giới đến sân bay này góp phần tạo thuận lợi cho thành phố Đà Nẵng tăng cường hợp tác giao lưu với quốc tế, thu hút được nhiều khách du lịch góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế địa phương và khu vực. Cũng từ đây người dân thành phố Đà Nẵng nói riêng, khu vực miền Trung-Tây Nguyên và cả nước nói chung có thể di chuyển và đặt chân đến được nhiều nơi trên thế giới thông qua nhiều điểm trung chuyển chính quan trọng được kết nối với Sân bay Quốc tế Đà Nẵng như: Seoul–Incheon, Tokyo–Narita, Singapore Changi, Hongkong, Băng Cốc–Suvarnabhumi... đến Châu Âu, Hoa Kỳ... rút ngắn được nhiều thời gian để thực hiện hành trình qua đó tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Ngày 27/3/2022, chuyến bay SQ172 của Singapore Airlines chở 160 hành khách và chuyến bay VZ960 của Thai VietJet Air chở 150 hành khách đã hạ cánh xuống sân bay đánh dấu chuyến bay thương mại quốc tế đầu tiên trở lại Đà Nẵng sau gần 2 năm, kể từ khi Covid-19 bùng phát đầu tháng 4/2020.
Hiện tại hàng không dân dụng đang sử dụng 150 ha/820 ha của sân bay quốc tế Đà Nẵng. Đây là sân bay hỗn hợp quân sự - dân dụng nên cần tổ chức phân định ranh giới sử dụng đất đai và quản lý. Hướng tới sẽ mở rộng diện tích sử dụng hàng không dân dụng lên 200 ha.
Theo quy hoạch điều chỉnh, Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Đà Nẵng sẽ được nâng cấp lên cấp sân bay 4E theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và sân bay quân sự cấp I. Đến năm 2020 sân bay Đà Nẵng có công suất phục vụ 13 - 15 triệu hành khách/năm, 50.000 tấn hàng hóa/năm với 22 vị trí đỗ tàu bay. Loại máy bay khai thác là B747, B777, B787, A320, A321, A350 và tương đương. Phương thức tiếp cận hạ cánh tiêu chuẩn CAT I.
Định hướng quy hoạch đến năm 2030 sẽ tiếp tục nâng cấp, cải tạo, xây dựng các công trình như đường lăn, sân đỗ tàu bay, nhà ga hành khách T3 công suất 30 triệu khách, nhà ga hàng hóa, bảo dưỡng tàu bay, trạm xe ngoại trường, tập kết, sửa chữa, bảo trì trang thiết bị mặt đất, kiểm định, chế biến suất ăn, quản lý điều hành bay, cứu nguy cứu hỏa, cấp nhiên liệu, approach (tiếp cận) lên CAT II và CAT III... và các công trình hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, xử lý chất thải... để đáp ứng nhu cầu vận tải, đảm bảo chất lượng vận tải và dịch vụ được nâng cao.
Tổ chức các chuyến bay quốc tế trực tiếp từ sân bay quốc tế Đà Nẵng đi các nước khu vực Châu Á, Châu Âu; đồng thời tổ chức thêm các chuyến bay phục vụ du lịch nội địa đi đến các điểm du lịch Quy Nhơn, Sa Pa, Phan Thiết...
Sân bay quốc tế Đà Nẵng có quy mô lớn thứ ba của Việt Nam, sau sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Năm 2018, sân bay này đã phục vụ 13,3 triệu khách thông qua, tăng 34% so với cùng kỳ, xếp thứ 3 sau Tân Sơn Nhất - Thành phố Hồ Chí Minh: 32 triệu, Nội Bài - Hà Nội: 23 triệu. Trong đó lượng hành khách quốc tế đi - đến hơn 4,6 triệu, tăng 51,36%, hàng hoá - bưu gửi đạt gần 30 nghìn tấn tăng 56,57% và hành lý đạt gần 59 nghìn tấn tăng 22,60% so với năm 2017. Năm 2019, sân bay này phục vụ 15,5 triệu lượt khách,tăng 22,56% so với năm 2018.