“Từ đây thẳng về phương Tây, trải qua mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc. Cõi ấy có đức Phật hiệu là A Di Đà, hiện nay đương thuyết pháp. -- Tại sao cõi kia gọi là Cực Lạc? Vì chúng sanh ở cõi ấy không có các sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên gọi là Cực Lạc. --

Con đường tìm đến chính đạo và tu luyện của Đức Phật Thích Ca

Thái tử Tất Đạt Đa vốn là người trầm tư, nhân hậu, có lòng vị tha. Người thường một mình tìm đến những nơi yên tĩnh để thiền định. Bên cạnh đó, với vốn thông minh trời ban, năm 13 tuổi đã tinh thông học vấn xuất chúng.

Cuộc sống bình yên và hạnh phúc bên gia đình cứ như thế trôi đi. Cho đến một ngày, khi đi ngang qua bốn cửa thành, thái tử nhìn thấy bốn bức tranh khác nhau về cuộc sống, đó là: người già, người bệnh tật, xác chết và tu sĩ.

Người nhận ra rằng, ai sinh ra rồi cũng già yếu, bệnh tật rồi lìa cõi trần gian. Hình ảnh siêu thoát của vị tu sĩ khiến Người vô cùng trân trọng. Cuối cùng, thái tử quyết định đi theo con đường tu hành, tìm đến chánh đạo vào năm 29 tuổi.

Ban đầu, Phật Thích Ca chọn đi theo con đường khổ hạnh mới đưa đến đắc đạo. Tuy nhiên sau 6 năm tu khổ hạnh, cơ thể Người suy nhược, có lúc cận kề cái chết. Người quyết định bỏ con đường khổ hạnh và tìm phương pháp khác.

Chợt nhớ ngày thơ ấu ngồi thiền dưới gốc cây mận, càng nghĩ càng thấy phương pháp này tâm sáng, đầu óc minh mẫn. Sau 49 ngày thiền định, tâm trí người khai quang phấn chấn.

Phật Thích Ca thiền định và tâm trí được khai quang

Sau khi tắm rửa ở sông Nairanjana, người xếp cỏ thành tọa cụ và bồ đoàn. Ngồi kiết già, lưng thẳng đứng hướng về phía gốc cây bồ đề, mặt hơi cúi xuống nhìn về hướng đông, phía bờ sông Nairanjana.

Sau khi tu tập gian khổ, cuối cùng Thái tử Tất Đạt Đa đã đạt được Diệt-Thọ-Tưởng định (trạng thái thiền định cao nhất) và tỏa ra uy năng phi thường.

Thái tử chính thức biết mình là Phật, là một bậc Giác ngộ, và biết rằng mình sẽ không còn tái sinh một lần nào nữa. Sau đó, có một vị Phạm Thiên là Sahampati đã cung thỉnh đức Phật Tất Đạt Đa Cồ Đàm hoằng dương chánh pháp.

Với lòng thương yêu chúng sinh, Phật Tổ quyết định chuyển Pháp Luân, dựa vào căn cơ của chúng sinh để thuyết Pháp cứu độ. Từ đó Tất Đạt Đa có danh hiệu Thích Ca Mâu Ni.

Đến năm 80 tuổi, Phật Thích Ca Mâu Ni quyết định nhập cõi Niết bàn vì Người biết việc giáo hóa chúng sinh đã viên mãn và chọn vườn cây Sala ở Kusinara làm nơi yên nghỉ với gương mặt thư thái, nằm nghiêng, chân phải đặt lên chân trái.

Phật Thích Ca nhập cõi Niết bàn sau khi giáo hoá chúng sinh viên mãn

Phật Thích Ca có phải là Phật Tổ không?

Lời giải đáp đó chỉ là một người. Người có các tên thường gọi như: Phật Tổ, Phật Như Lai, Phật Tổ Như Lai, Tất Đạt Đa Cồ Đàm…

Trong đó Như Lai là một danh hiệu của Phật Thích Ca Mâu Ni. Như vậy Phật Tổ Như Lai, Phật Thích Ca Mâu Ni là một người.

Ý nghĩa tên gọi của Phật Thích Ca Mâu Ni

Tên "Thích Ca Mâu Ni" phản ánh nguồn gốc và sự tôn kính của Người. "Thích Ca" là bộ tộc của Người, trong tiếng Phạn, "Thích Ca" mang ý nghĩa "văn võ song toàn". "Mâu Ni" là cách gọi tôn kính của người Ấn Độ cổ đại dành cho các bậc Thánh nhân, chỉ "người cạo đầu xuất gia tu hành thành công". Kết hợp lại, "Thích Ca Mâu Ni" nghĩa là "người cạo đầu xuất gia tu hành thành công thuộc bộ tộc Thích Ca".

Sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đắc đạo, Người được các Phật tử tôn xưng là Phật, Thế tôn, Phật Đà, biểu thị cho người đã thông qua tu luyện mà giác ngộ.

Khi Phật giáo được truyền nhập vào Trung Quốc, người ta bắt đầu gọi Người là "Phật tổ," tức là người sáng lập Phật giáo. Ngoài ra "Thích Ca Mâu Ni" là từ tiếng Ấn Độ, dịch sang tiếng Trung Quốc có hai nghĩa là "Năng nhân" và "Tịch mặc".

Trong bối cảnh xã hội bấy giờ, sự thiếu hụt lòng nhân từ và tình yêu thương trở nên rõ rệt. Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy rằng để yêu thương người khác, trước tiên cần phải biết yêu thương chính mình.

Người khuyến khích mọi người phải có lòng từ bi, đối đãi với tất cả chúng sanh bằng tâm đại từ đại bi. Đây chính là nội dung cốt lõi của giáo pháp mà Người truyền dạy.

"Mâu Ni" (Muni) còn mang ý nghĩa là "tịch tĩnh," biểu thị cho tâm địa thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ mà không bị mê hoặc.

Như thầy Tịnh Không giảng giải, "Mâu Ni" là sự thanh tịnh, bình đẳng, và giác ngộ, điều này giúp chúng ta dễ hiểu hơn về tên gọi cao quý của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Thích Ca Mâu Ni nghĩa là người cạo đầu xuất gia tu hành thành công thuộc bộ tộc Thích Ca

Hình dạng của Phật Thích Ca Mâu Ni như thế nào?

Chắc hẳn bạn từng quan sát tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở các ngôi chùa và thấy được một số đặc trưng của Người với tóc dày, xoắn ốc được búi gọn. Người thường mặc trang phục đơn giản như áo cà sa, áo choàng màu vàng hoặc màu nâu.

Phật Thích Ca Mâu Ni thường ngồi trên tòa Sen, đôi mắt mở ba phần tư và có nhục kế trên đỉnh đầu với tư thế tay xếp ngay ngắn trên đùi. Hai tay ấn chuyển pháp luân, ấn thiên hoặc ấm kim cương hiệp chưởng.

Tuy nhiên khi còn là Thái tử, Đức Phật được miêu tả với một ngoại hình đặc biệt có 32 tướng tốt trong các kinh điển Phật giáo. Ông được nuôi dạy kỹ lưỡng cả về văn lẫn võ, có thân thể cường tráng và phi phàm hơn người.

Từ năm 13 tuổi, ông đã được truyền thụ võ nghệ và có sở trường bắn cung. Trước khi ra đi tìm đạo, ông đã có một ngoại hình mạnh mẽ và ấn tượng.

Một người Bà la môn tên Sonadanda từng miêu tả Người "đẹp trai, ưa nhìn, cùng với một làn da rất đẹp. Ông ta có vẻ ngoài thần thái và oai nghiêm. Ông đẹp đẽ, xinh tươi, dễ nhìn, một hình sắc tốt đẹp nhất, hình thể và nét trang nghiêm của ông như Phạm Thiên, ngoại hình của ông đẹp đẽ" (Kinh Trường Bộ - Dìgha Nikàya, Kinh số 4).

Trong Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikàya (Kinh số 36), ông được miêu tả là "đẹp đẽ, gây được niềm tin, với ý thức điềm tĩnh và tâm trí thanh tịnh, trầm tĩnh và tự chủ, như một con voi được thuần phục một cách hoàn hảo."

Trong Kim Cương Kinh có bài kệ: "Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai" - nghĩa là nếu dùng sắc để thấy Ta, dùng âm thanh để cầu Ta, người đó hành đạo tà, không thể thấy Như Lai.

Các mô tả về ngoại hình của Đức Phật dưới dạng con người chỉ xuất hiện rõ ràng trong văn bản khoảng từ thế kỷ thứ I TCN với Kinh Tướng - Lakkhaṇa Sutta.

Tuy nhiên, khác với hình tượng tóc dày và xoăn trên các bức tượng, Đức Phật thực sự đã cạo đầu khi tu để giải thoát khỏi trần đời thế tục.

Đức Phật được miêu tả với một ngoại hình đặc biệt có 32 tướng tốt

Phân biệt chân dung Phật Thích Ca Mâu Ni tránh nhầm lẫn với Phật A Di Đà

Có rất nhiều người hay nhầm lẫn giữa Đức Phật Thích Ca và Đức Phật A Di Đà và nghĩ đó là một vị Phật. Bởi khi nhìn qua đặc điểm của hai Đức Phật ta có thể thấy được một số nét tương đồng nhưng thực tế đây lại là hai vị Phật khác nhau.

Theo ghi chép và lưu truyền, Đức Phật Thích Ca là nhân vật có thật, từng sống trên trái đất, là người sáng lập ra Phật giáo, tìm ra con đường giải thoát, giác ngộ cho chúng sinh.

Sau khi chứng thành Phật quả, Phật Thích Ca đã thấy rõ được quá trình tu hành của Đức Phật A Di Đà qua nhiều kiếp và kể lại với chúng sinh. Vì thế đây là hai vị Phật ở hai thế giới và hai thời gian khác nhau:

Phật Thích Ca là giáo chủ cõi Ta Bà, là trần gian khổ ải nơi con người đang sinh sống. Người là vị Phật của hiện tại, đang giáo hóa và phổ độ chúng sanh.

Phật A Di Đà được biết đến là vị Phật trong quá khứ xuất hiện trước Phật Thích Ca. Người đang ngự tại cõi Tây Phương Cực Lạc. Trong Đạo Phật Người được tôn thờ nhiều trong Phật giáo Đại Thừa.

Ngoài ra, để phân biệt Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà ta còn có thể dựa vào các đặc điểm như sau:

Phật A Di Đà có chữ Vạn (卍) trước ngực còn Phật Thích Ca thì không có.

Phật Thích Ca thường xuất hiện trong bối cảnh giảng pháp dưới cây bồ đề hoặc xung quanh các đệ tử hoặc thường có hai tôn giả A Nan Đà, Ma Ha Ca.

Phật A Di Đà thường đứng hoặc ngồi trong cõi Tây Phương Cực Lạc, có Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát đứng hai bên.

Phật Thích Ca áo cà sa đơn giản, thường là màu vàng hoặc cam.

Phật A Di Đà thường mặc áo cà sa màu đỏ hoặc vàng, với nhiều chi tiết tinh xảo.

Phật Thích Ca có cử chỉ thuyết pháp hoặc ngồi thiền dưới gốc cây bồ đề, trong khi Phật A Di Đà nổi bật với tư thế tay chắp lại hoặc mở rộng đón chào dẫn dắt chúng sinh đến cõi Tây Phương Cực Lạc.

Để phân biệt rõ hơn sự khác biệt giữa Phật Thích Ca và Phật A Di Đà, hãy đọc bài viết sau: Phật A Di Đà và Phật Thích Ca ai lớn hơn & khác nhau chổ nào?