Người Múa Rối Nước Tiếng Anh Là Gì
Combinations with other parts of speech
Để đời sống của rối nước còn mãi
Hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa giúp cho con người có thể tiếp cận và học hỏi được văn minh thế giới. Tuy nhiên, đứng trước xu hướng này, những văn hóa và giá trị truyền thống cũng gặp khó khăn trong việc được bảo tồn và duy trì. Là một loại hình nghệ thuật có một không hai trên thế giới với rất nhiều giá trị tốt đẹp của dân tộc, múa rối nước cần nhận được nhiều sự quan tâm và khai thác hơn đến từ người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ Việt.
Những người nghệ sĩ cũng cần truyền tải được chiều sâu của nghệ thuật tới lớp trẻ. Vì nghệ thuật truyền thống không chỉ mang giá trị giải trí, mà còn rất nhiều giá trị khác to lớn như giá trị văn hóa, lịch sử của một dân tộc. Từ đó, người trẻ có thể hiểu được rõ nét và khơi dậy niềm tự hào về dân tộc, có nhận thức sâu sắc hơn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống nói chung và múa rối nước nói riêng.
- Nội dung: Diện Đàm, Mai Anh, Thu Huyền, Diệu Linh - Ảnh/ Video: Bảo Duy, Diện Đàm, Tiến Đạt, Hải Ngân, Đoàn Trang - Thiết kế: Bảo Duy, Đào Linh
Những đôi tay tài hoa đằng sau tấm mành
Để những con rối vô tri được thổi hồn, không thể không nhắc tới kỹ thuật điều khiển con rối điêu luyện của những người nghệ sĩ. “Múa rối nước là bộ môn hoàn toàn được điều khiển thủ công bởi bàn tay người nghệ sĩ chứ không hề có máy móc hỗ trợ. Tuy nhiên sẽ có một vài chi tiết bên lề sẽ cần có máy móc, chẳng hạn như cảnh con cáo chạy lên cây cau sẽ cần có thêm sự hỗ trợ thô sơ từ máy móc” - NSƯT Quốc Vũ chia sẻ.
Do việc điều khiển con rối hoàn toàn thủ công, người nghệ sĩ luôn phải tập luyện hàng ngày để kỹ năng thuần thục và điêu luyện nhất. Cũng bởi vậy, mỗi nghệ sĩ lại có một cách thể hiện các con rối khác nhau, cách cảm nhận tiết tấu và không gian khác nhau, tạo nên nét diễn riêng biệt mà khó ai có thể bắt chước được. Họ là những luôn đứng đằng sau để những con rối sặc sỡ được tỏa sáng, mang đến những tiếng cười và sự thích thú cho mỗi khán giả.
Sự phối hợp nhịp nhàng đến hoàn hảo
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của bộ môn nghệ thuật dân gian này, sẽ chẳng thiếu những khoảnh khắc người nghệ sĩ gặp những sự cố oái ăm trong lúc biểu diễn. Đã nhiều lần các con rối bị kẹt dây, gãy tay khiến các diễn viên không thể điều khiển con rối theo đúng kịch bản đã sắp xếp.
Với những nghệ sĩ có kinh nghiệm, họ sẽ khắc phục bằng cách phối hợp cùng đồng đội của mình. Khi một người có vấn đề, những nghệ sĩ còn lại sẽ linh hoạt đảm nhiệm để nhân vật không bị “chết” trên sân khấu. Có những chương trình khi đang biểu diễn, sẽ có những tai nạn nghiêm trọng hơn xảy ra như con rối bị hỏng. Khi đó, những kỹ thuật viên bộ phận hậu đài sẽ chỉnh sửa những phần hỏng hóc của các con rối để đảm bảo vở diễn vẫn được diễn ra thành công trọn vẹn.
Như vậy, có rất nhiều yếu tố phía sau sự thành công của một vở diễn rối nước. Ngoài tay nghề điêu luyện, uyển chuyển của người nghệ sĩ, múa rối nước cần sự phối hợp nhịp nhàng của dàn nhạc, kỹ thuật viên, hậu đài… Mỗi người đều có nhịp phách của riêng mình, khi phối hợp với nhau sẽ tạo thành một sự tổng hoà uyển chuyển. Vì vậy, có thể nói, một vở diễn múa rối nước thành công là cần sự ăn xăm của cả một tập thể chứ không phải cá nhân.
Vở rối được tạo nên từ nhiều tích truyện (tích trò), khắc họa cuộc sống sinh hoạt thường ngày cùng những sự tích dân gian của người Việt, qua đó phản ánh ước mơ của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Những tích trò tiêu biểu trong các vở rối phải kể đến như tích trò ca ngợi việc đồng áng, đi bừa, đi cấy, đánh cá, úp rơm, giã gạo…; tích trò miêu tả cảnh lễ hội như đua thuyền, chọi trâu, đấu vật, chọi gà…; tích trò ca ngợi truyền thống đánh giặc của Bà Trưng, Bà Triệu, Vua Lê Lợi hoàn kiếm…; những tích trò lấy cảm hứng từ những vở chèo nổi tiếng như Quan âm Thị Kính… hay xuất phát từ nghi thức tín ngưỡng như đi chùa, nước thần, lễ hội…
Kho tàng tích trò đa dạng cho thấy một đời sống đầy sinh động và gần gũi của rối nước, giúp loại hình này mang tới những vở diễn đầy mới vẻ kh cho phép người nghệ sĩ khai thác những tích trò khác nhau. Có thể nói, sinh ra từ đời sống của những người lao động nơi thôn quê dân dã, múa rối nước đã được vun đắp nên bởi những tình cảm chân thành, hồn hậu, là thứ nghệ thuật phản ánh những ước vọng của thời đại, của những nhà nông quanh năm suốt tháng tất bật bên đồng ruộng, trâu cày.
Từng vở múa rối hiện lên như một bức tranh tả thực về thiên nhiên cuộc sống của những làng quê, từ mái đình, lũy tre, đình làng, lễ hội… Giữa những lời ca, tiếng nhạc đậm nét văn hóa dân gian, những con rối hóa thân thành từng anh chàng nông dân, chị em đi cấy lúa, nam nữ trẩy hội, ngư ông câu cá, anh hùng ra trận, ông bụt hiền hòa…
Múa rối hấp dẫn người xem bởi sự duyên dáng hài hước và hóm hỉnh của từng nhân vật nhưng đồng thời cũng gợi cho người xem những xúc cảm về quê hương, nguồn cội mội cách dung dị nhất. Tính giáo dục của múa rối rất đỗi giản dị, nhân văn, khơi dậy con người những ước mơ, hoài bão, đưa con người đến với những cuộc sống tự do mà mình có thể làm chủ.
Từ những vở rối nước, ta thấy thêm yêu những con người Việt Nam hiền hòa, cần cù, chịu khó, không ngại khó khăn gian khổ và luôn ước vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Mỗi vở rối nước cũng là cơ hội để tìm hiểu về những giá trị và lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Và sau những tràng pháo tay trầm trồ của khán giả, sau bức rèm kia, sau những người nghệ nhân đang trầm mình dưới nước ấy là biết bao khổ luyện, cay đắng.
“Sứ giả văn hóa” được bạn bè quốc tế yêu mến
Bằng các câu chuyện vui nhộn và hấp dẫn phản chiếu cái đời và những khát vọng, mơ ước bình dị của người Việt, múa rối nước đã hoàn toàn chinh phục các vị khách nước ngoài. Nhiều du khách yêu thích loại hình nghệ thuật này tới mức họ tìm tới các phường nghề truyền thống để được tham gia trải nghiệm các công đoạn xây dựng lên một tác phẩm.
Múa rối nước Việt Nam cũng luôn được bạn bè quốc tế trân trọng, đón nhận và mời các nghệ nhân đi lưu diễn khắp năm châu. Có rất nhiều lời đánh giá cao dành cho rối nước Việt Nam: “Những con rối nước Việt Nam - những thiên thần của đồng ruộng Việt Nam lần đầu tiên rời bỏ sông Hồng tiến về sông Sen bắt Pari và cả thế giới hiểu rằng ngoài nền văn minh của mình còn nền văn minh khác nước…”, “Hãy đến xem múa rối để có dịp chiêm ngưỡng một kỳ quan nghìn tuổi. Đây mới là nghệ thuật dân gian đích thực…”.
Kết tinh của trí tuệ và tài năng
Rối nước bắt nguồn từ những trò chơi, nghệ thuật tạo hình của những người nông dân. Khi họ có nhu cầu về giải trí, họ đẽo cây và tạo ra những con rối, ban đầu với hình hài thô sơ và dần được hoàn thiện với trình độ tinh vi và nghệ thuật hơn, biến hóa chúng thành những nhân vật thú vị diễn trên mặt nước. Người nông dân “điêu khắc” những con rối, hay chạm khắc trên đình làng - mái của sân khấu múa rối nước từ đôi bàn tay thủ công, bằng tư duy và óc sáng tạo mà không qua một trường lớp đào tạo về nghệ thuật.
Không chỉ vậy, những màn trình diễn múa rối nước với việc điều khiển khéo léo và tinh tế của các nghệ nhân cũng đầy sức sáng tạo, hấp dẫn nhưng vẫn thể hiện được chất mộc mạc và giản dị của đời sống Việt Nam qua mười thế kỷ. Điều này khắc họa rõ sự tài năng của người nông dân Việt từ xưa.
Múa rối nước ra đời khi nào hiện nay vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu hàng đầu về múa rối nước như Nguyễn Huy Hồng hay Tô Sanh đều cho rằng rối nước phát triển dưới thời Lý (1010 - 1225), đồng nghĩa rằng loại hình nghệ thuật này đã xuất hiện từ trước thế kỷ X.
Thời Lý, bia Sùng Thiện Diên Linh dựng năm 1121 thời vua Lý Nhân Tông tại chùa Đọi (Hà Nam) có ghi trò Rối cho Vua xem cho thấy nghệ thuật Múa rối nước Việt Nam phát triển và đạt đến trình độ nghệ thuật cao trong thời gian này. Ba câu thơ thể hiện sự phát triển của trò rối nước có lời và động tác:
“Nàng tiên từ trên không sa xuốngCất lên tiếng hát véo vonCa ngợi công đức đầu tiên của vị vua hiền”
Ở thời Trần (đầu thế kỉ XIII), múa rối nước vẫn được phát triển mạnh mẽ không chỉ đối với người dân, trong các lễ hội mà còn đối với vua chúa. Trong cung đình, nghệ thuật múa rối nước còn được sử dụng với mục đích tiếp đón sứ giả nước ngoài.
Dưới thời nhà Hậu Lê và Tây Sơn, tuy không được sử dụng trong cung đình, Múa rối nước vẫn khẳng định vai trò và vị thế trong dân gian, trong các hội hè đình đám ở nông thôn. Múa rối nước tiếp thu các nghệ thuật Chèo, Tuồng và phát triển thêm nhiều lời ca, lời thoại.
Ở thời Nguyễn, do Tuồng được phát triển thành nghệ thuật cung đình, múa rối nước tiếp tục chỉ phát triển trong dân gian, tuy nhiên, trật tự tổ chức đã được định hình chắc chắn theo các phường, hội. Các phường, hội đẩy mạnh giao lưu, so tài với nhiều kĩ thuật tinh tế và đề cao tính chất “bí truyền” để giữ ngón nghề.
Vào nửa cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, thời điểm thực dân Pháp xâm lược, Múa rối nước bị xem thường và coi làm “trò vui, câu khách”. Tuy nhiên, Múa rối nước vẫn tồn tại, duy trì trong lòng xã hội Việt Nam, trong tư tưởng của nho sĩ yêu nước đương thời.
Từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến kháng chiến chống Pháp lần 2 (1954), múa rối nước bị kẻ thù xâm lực tàn phá. Các nghệ nhân bị bắt giết, hiện vật bị phá hủy. Múa rối nước đứng rước tình trạng có nguy cơ bị mai một.
Đến năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Rối nước mới tiếp tục thực sự có một bước ngoặt mới. Tháng 3/1956, nghệ thuật sân khấu Rối chuyên nghiệp Việt Nam chính thức ra đời theo chỉ thị của Bác Hồ, khẳng định là một thể loại nghệ thuật sân khấu truyền thống. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1965 - 1975), dù rất khó khăn, múa rối vẫn không ngừng phát triển.
Múa rối hầu như dân tộc nào cũng có, còn múa rối nước là dạng nghệ thuật rối độc đáo chỉ có riêng ở Việt Nam (hình ảnh các con tem múa rối).
Năm 1979, trong Liên hoan Rối Quốc tế tổ chức ở Ba Lan, bộ môn nghệ thuật này được giới thiệu với bạn bè năm châu và nhận được sự thán phục lớn. Đến năm 1984, Nhà hát Múa rối trung ương tiếp tục gây được tiếng vang lớn khi lưu diễn thành công tại 3 quốc gia ở khu vực Tây Âu.
Từ đó đến nay, múa rối nước liên tục nhận được nhiều sự ủng hộ của khán giả trong và ngoài nước, trở thành một di sản nghệ thuật độc đáo trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam. Rối nước giành liên tiếp những giải thưởng cao quý của Liên hoan Múa rối và thường được chọn là tiết mục đinh của nhiều Festival trên thế giới. Tiêu biểu, tại Liên hoan múa rối Quốc tế lần thứ 2 vào ngày 9/9/2010 diễn ra tại Nhà hát Âu Cơ (Hà Nội), hai chương trình rối nước chào mừng Đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội của Nhà hát múa rối Thăng Long và tiết mục chuyển thể từ truyện dân gian nước ngoài “Andersen” của Nhà hát múa rối Việt Nam đã xuất sắc giành 2 huy chương vàng.
Trải qua hàng nghìn năm tồn tại, hiện nay chỉ còn 18 phường rối nghiệp dư chủ yếu thuộc 6 tỉnh, thành phố vùng châu thổ sông Hồng: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh. Hoạt động của các phường rối phần lớn vẫn theo hình thức phục vụ hội hè, đình đám… với thành viên là những người nông dân của làng, xã.
Trên khắp cả nước hiện nay có khoảng 23 nhà hát múa rối nước đang hoạt động. Đây là những nơi lưu giữ hàng trăm trò diễn đặc sắc và niềm đam mê lớn với loại hình nghệ thuật rối nước truyền lại qua nhiều thế hệ. Hiện nay, rối nước đang được chú trọng trong việc phục hồi, tuy nhiên vẫn chưa thực sự phổ biến đối với người dân Việt Nam hiện nay, đặc biệt là giới trẻ.
Để làm nên thành công của múa rối nước, ắt hẳn khắc ghi đậm nét trong lòng khán giả chính là hình ảnh từng con rối được tạo hình đẹp mắt, tinh xảo, lung linh trên mặt nước. Những con rối được chế tác công phu chính là yếu tố đầu tiên tạo nên thành công cho nghệ thuật rối nước Việt Nam.
Từ xưa, ông cha ta đã biết sử dụng những đồ vật hằng ngày để tạo ra các con rối, con rối để tạo ra những vở diễn mô phỏng lại câu chuyện cổ tích hoặc cuộc sống của người Việt xưa. Cũng bởi vậy mà từng nhân vật rối, dù ở thời đại nào, đều mang đậm hơi thở cuộc sống Việt, văn hóa Việt. Những người nghệ sĩ say mê sáng tạo đã thổi hồn vào những con rối, để những nhân vật trong vở diễn được hiện lên sống động nhất, chân thật nhất: từ những nhân vật trong cổ tích, những anh hùng dân tộc hay những khuôn mặt đời thường.
Về tạo hình con rối, ở Việt Nam có hai lối tạo hình là phong cách dân gian và hiện đại. Theo phong cách dân gian, sản phẩm được tạo ra chủ yếu là rối nước. Từ thuở xưa, khi múa rối nước mới ra đời người nghệ nhân tạo hình thường thấy sao làm vậy và tưởng tượng theo ý thức hệ, từ đường nét mang dáng dấp kiến trúc đình làng, chất liệu sơn vẽ, màu sắc cho đến kiến trúc đơn sơ của Thủy đình.
Nghệ thuật trong tạo hình con rối được thể hiện rất tự nhiên, mang tính kinh nghiệm, trải nghiệm chứ chưa có lý luận, khuôn mẫu nào. Những con rối cứ như tự nhiên mà ra đời, mà tồn tại, mà phát triển theo hơi thở của cộng đồng người Việt thuở xưa. Điều này cũng nói lên bản chất của nghệ thuật dân gian, nghệ thuật làng quê, là trao truyền bằng kinh nghiệm, tiếp nối theo thế hệ.
Mặc dù có rất nhiều thành phần tham gia nhưng riêng tạo hình rối nước có chung một quan điểm đó là: Tính cách nhân vật rõ nét, có chất rối (ngây ngô, ngộ nghĩnh) thích hợp với nước. Các con rối nước của Việt Nam thường có hình thức mang tính ước lệ, ngộ nghĩnh, hồn nhiên, mộc mạc. Nhân vật tiêu biểu nhất là chú Tễu với thân hình tròn trĩnh, nụ cười hóm hỉnh, lạc quan, xuất hiện với nét vui vẻ, tinh nghịch làm nhiệm vụ giáo đầu, dẫn chuyện, mở màn vở diễn.
Con rối nước được chế tác ít bị gò bó theo một khuôn mẫu, tất cả đều được làm thủ công và mỗi nhân vật là riêng biệt, mang tính chất riêng, gửi gắm hồn cốt riêng. Chúng tự nhiên, dân dã, mang tính biểu tượng, ít nhiều chịu ảnh hưởng bởi truyền thống điêu khắc dân gian, nghệ thuật đình làng và cả điêu khắc cung đình.
Theo lời bác Nguyễn Văn Phi - nghệ nhân tạo hình rối nước làng Đào Thục, huyện Đông Anh, Hà Nội, một người con sinh ra và lớn lên tại làng, nuôi niềm đam mê cháy bỏng với nghề tạo hình con rối cho biết: “Rối nước là nghệ thuật dân gian, sinh ra bởi bàn tay con người, nên sẽ có tròn có méo, không có gì là hoàn hảo theo khuôn mẫu, nhưng phải có vậy thì mới trân quý từng quân rối được làm ra. Con rối chính là khối sống, khối cử động được, còn tượng đơn thuần là khối chết, có khuôn mẫu nhân vật”.
Màu sắc của rối với các màu đỏ, hồng, vàng, đen… gợi cảm giác vui vẻ, ấm áp của thiên nhiên tươi đẹp và văn hóa tôn giáo ở nông thôn Việt Nam với các màu đỏ, hồng, vàng, đen… Trang phục các con rối lột tả khá rõ nét thân phận, đẳng cấp như: vua quan, lính tráng. Cho đến nét mộc mạc, giản đơn, đôi khi là nhuốm màu cũ kỹ, sờn rách của thời gian trong trang phục của nông phu, người lao động (kéo lưới, chèo thuyền đua, đi cày, câu cá, chăn trâu…).
Chất liệu làm ra các con rối là gỗ sung. Theo lời của bác Nguyễn Văn Phi - nghệ nhân tạo hình rối nước làng Đào Thục, gỗ sung được chọn ở đây vì hai lý do. Thứ nhất, đó là loại gỗ nhẹ và chống thấm nước, phù hợp để các con rối ngâm lâu dưới nước. Thứ hai, “sung” ở đây ông cha ta còn gửi gắm ước mong một cuộc sống sung túc, đủ đầy.
Mỗi con rối sẽ có hai phần chính, là các bộ phận trên cơ thể tách rời (tay, chân, đầu,...) và phần các khớp hay động cơ để giúp con rối chuyển động. Các nhân vật rối đều được khắc quần áo bó sát người, khoác lên mình những bộ trang phục bằng chất liệu sơn mài truyền thống của Việt Nam. Khuôn mặt và cơ thể con rối tả người lao động bình dân đều tươi vui, béo tốt, hồn nhiên, đậm chất hài. Rối tầng lớp trên và con lính nghiêm trang hơn, đôi khi ít nét tươi tắn, sinh động.
Tuy nhiên, mỗi nhân vật rối sẽ không con nào giống con nào, nhiều khi nghệ nhân trong quá trình sản xuất chưa đúng theo yêu cầu ban đầu thì vẫn có thể dùng tiếp cho những nhân vật khác, “không có khái niệm hỏng, không có gì là bỏ đi. Mỗi con rối, mỗi nhân vật đều mang một linh hồn”, theo lời Bác Phi trưởng xưởng sản xuất rối nước làng Đào Thục.
Đa phần kích thước con rối nước không to, chỉ khoảng 30cm-70cm. Tạo hình con rối nước đều theo chuẩn ước lệ “Chân - Thiện - Mỹ” của cha ông xưa như: nữ thì mặt trái xoan, thắt đáy lưng ong, nam mặt vuông chữ điền, răng đen...
Các tuyến nhân vật múa rối nước đa dạng theo các chủ đề bao quát mọi lĩnh vực cuộc sống đến đời sống tâm linh như thần linh (bát tiên), linh vật (long, ly, quy, phượng), anh hùng dân tộc và các con người, vật thường ngày của làng quê Việt Nam xưa (con trâu, con gà, nông cụ).
Một điều hết sức đặc biệt nữa về tạo hình con rối là tính linh hoạt của nghệ nhân. Đôi khi họ phải tự mình thay đổi các chi tiết nhân vật theo từng kịch bản, từng địa bàn, từng đối tượng khán giả sao cho có một tạo hình phù hợp nhất. Người nghệ nhân phải có những sáng tạo nhạy bén theo thời đại và hoàn cảnh.
Các công đoạn làm nên con rối nước truyền thống là một hệ thống công việc phức tạp, công phu, tỉ mỉ, đòi hỏi sự khéo léo, kiên trì. Để có một con rối nước hoàn chỉnh phải qua những công đoạn sau:
Thông thường, để hoàn thành một bộ rối nước (16 trò) phải mất khoảng 4 đến 5 tháng, chưa kể thời tiết ẩm thời gian để con rối khô còn kéo dài hơn.
Tạo hình và chế tác con rối là quá trình hoạt động nghệ thuật nghiêm túc và sáng tạo nhằm thể hiện tính cách nhân vật. Kết quả lao động sáng tạo của nghệ nhân là những con rối đẹp mộc mạc về hình thức bên ngoài nhưng có khả năng biểu hiện đời sống tinh thần một cách phong phú, sinh động. Các con rối phải có thần sắc.
Nội dung của vở diễn, tính chất của sàn diễn (mặt nước thủy đình) sẽ quyết định hình thức và cách vận động của các con rối. Với nhiều mục đích như truyền thông, giải trí, giao tiếp xã hội và giáo dục, các con rối nước được tạo dáng phù hợp với các nhân vật, gần gũi với đời sống dân dã, phù hợp khả năng nhận thức, tình cảm của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp…
Đó có thể là cách làm ruộng, đánh cá, xay lúa, giã gạo, chăn vịt, dệt cửi, đấu vật, đưa ngựa, đánh đu, leo cây, múa lân, múa rồng, đánh kiếm, còn là những nhân vật anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo… Các nhân vô cùng đa dạng: bật cờ, chú tễu, múa rồng, em bé chăn trâu, cày cấy, bắt vịt, đánh cá, vinh quy bái tổ/rước trạng, múa sư tử, múa phượng, Lê Lợi trả gươm, nhi đồng vui chơi, đua thuyền múa lân, múa tiên, tứ linh…