Quê quán: xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

Các địa điểm khác gần HỒNG HÀ - HÀ TĨNH

Ngày 8-4, ông Nguyễn Hồng Diên đã trở thành tân Bộ trưởng Bộ Công Thương sau khi được Quốc hội khoá XIV biểu quyết phê chuẩn bổ nhiệm.

Ông Nguyễn Hồng Diên thay thế vị trí của ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, người đã được phân công giữ chức Trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Bộ trưởng, ông Diên là Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.

Tân Bộ trưởng Bộ Công Thương sinh năm 1965, quê ở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ông Nguyễn Hồng Diên là Uỷ viên Trung ương Đảng hai khoá liên tiếp XII và XIII, đại biểu Quốc hội khoá XIV.

Tân Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Ông Nguyễn Hồng Diên là tiến sĩ Quản lý hành chính công, Cử nhân Lịch sử - Giáo dục học, Cử nhân Kế toán tổng hợp. Ông từng có thời gian làm công tác đoàn tại một số cơ quan ở Thái Bình.

Từ tháng 5-1992 đến tháng 2-1996, ông Nguyễn Hồng Diên là Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Thái Bình. Sau đó, ông lần lượt giữ các chức vụ Bí thư Tỉnh đoàn, Trưởng Ban Văn hoá - Xã hội (Hội đồng Nhân dân tỉnh Thái Bình); Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa VI, VII; Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình khóa XIX, XX.

Từ tháng 12-2000 đến tháng 3-2003, ông Diên là ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XV, XVI; Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội (Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XIII).

Từ năm 2003 đến 2007, ông Nguyễn Hồng Diên lần lượt giữ các chức vụ trong bộ máy lãnh đạo huyện Vũ Thư (tỉnh Thái Bình). Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình từ tháng 2-2007 đến tháng 9-2010.

Ông Nguyễn Hồng Diên tiếp tục giữ các chức vụ Phó Bí thư Thường trực, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, rồi Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 4-2020. Trên vai trò là đại biểu Quốc hội khoá XIV, ông Diên là Uỷ viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội

Từ tháng 5-2020, ông Diên được điều động giữ chức Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (kiêm nhiệm).

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng hồi tháng 1-2021, ông Nguyễn Hồng Diên được bầu lại vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Về phía Việt Nam, cùng tham dự buổi tiếp có: đồng chí Nguyễn Bá Hùng, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Lào; Lãnh đạo, đại diện các đơn vị thuộc Bộ Công Thương; Lãnh đạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, thương mại, công nghiệp tại Lào. Về phía Lào, cùng tham dự buổi tiếp có đồng chí Malaithong Kommasith, Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào; Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào cùng Lãnh đạo một số đơn vị liên quan của Bộ Công Thương Lào, Bộ Năng lượng và Mỏ Lào.

Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chuyển lời thăm hỏi và những gửi lời chúc mừng năm mới Bun-Pi-May tốt đẹp chân thành và ấm áp nhất của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn công tác Bộ Công Thương Việt Nam đến đồng chí Thủ tướng Lào Xỏn Xay Sỉ Phăn Đon và gia đình.

Báo cáo về mục đích của đoàn công tác, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết tháng 01/2024, Thủ tướng Chính phủ hai nước đã đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 46 Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác song phương Việt Nam – Lào. Hai nước đã ký Thỏa thuận giữa hai Chính phủ về kế hoạch hợp tác năm 2024 trong đó có rất nhiều nội dung thuộc lĩnh vực phụ trách của Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ Công Thương Lào, Bộ Năng lượng và Mỏ Lào. Do đó, chuyến công tác của Bộ Công Thương sang Viêng-chăn lần này là để triển khai ngay các nội dung hợp tác song phương mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thống nhất trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, năng lượng thông qua các hoạt động như làm việc với các doanh nghiệp lớn của Lào, hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào, hội đàm với Bộ trưởng Bộ Công Thương Lào, ký Hiệp định Thương mại Việt Nam – Lào và các văn kiện hợp tác trong lĩnh vực quản lý thị trường, chống buôn lậu và đầu tư hệ thống băng tải than.

Về kết quả hội đàm với Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết Việt Nam thời gian qua đã trở thành công xưởng của thế giới với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 735 tỷ USD, nằm trong nhóm 20 nước có quy mô ngoại thương lớn nhất thế giới và nhóm các thị trường hấp dẫn nhất về thu hút FDI. Chính vì vậy, Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu rất lớn các loại nguyên liệu đầu vào và điện năng từ các nước, trong đó có Lào.

Đến nay, EVN đã ký kết 19 thỏa thuận mua bán điện (PPA) với các chủ đầu tư (CĐT), để mua điện từ 26 nhà máy thủy điện đầu tư tại Lào bán điện về Việt Nam, với tổng công suất 2.689 MW, đạt 89,6% công suất mua bán điện theo cam kết đến năm 2025 (3000 MW) nêu tại Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển các dự án thủy điện, đấu nối hệ thống điện và mua bán điện từ Lào. Để tiếp tục thúc đẩy mua bán điện giữa Việt Nam và Lào, vừa qua phía Việt Nam đã và đang tháo gỡ một số vấn đề về khung giá điện và truyền tải. Về khung giá mua điện từ Lào sau năm 2025, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN tính toán, xây dựng khung giá. Hiện EVN đã hoàn thành và đang lấy ý kiến Hội đồng thành viên. Sau khi nhận được báo cáo của EVN, Bộ Công Thương sẽ thẩm định và trình Thủ tướng phê duyệt trong tháng 4/2024. Về truyền tải, vừa qua Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 27/2024/NĐ-CP ngày 06/3/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, trong đó bổ sung quy định về tạm sử dụng rừng để thực hiện các hạng mục công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Như vậy khó khăn về giá mua điện và đường dây truyền tải đã cơ bản được tháo gỡ.

Để thúc đẩy hợp tác mua bán điện giữa hai nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Thủ tướng Lào chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan (i) Hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án điện tại Lào; (ii) Nhanh chóng hoàn tất đầu tư các tuyến đường dây liên kết để xuất khẩu điện từ Lào sang Việt Nam; (iii) Quy hoạch tổng thể các dự án điện tại Lào có nhu cầu bán điện về Việt Nam để tạo thuận lợi cho đầu tư đường dây liên kết.

Liên quan tới vấn đề mua bán than, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã báo cáo Thủ tướng Lào về nhu cầu nhập khẩu than lcủa Việt Nam (60-100 triệu tấn/năm trong những năm tới). Khó khăn cho việc nhập khẩu than từ Lào hiện nay là vấn đề giá. Phía Lào cần tìm các giải pháp để hạ giá bán than từ Lào về Việt Nam ít nhất phải bằng giá thế giới thông qua các giải pháp: (i) Các chủ mỏ than của Lào cơ cấu lại quy trình sản xuất tinh gọn, hiệu quả, đầu tư hệ thống băng tải vận chuyển than qua biên giới để giảm giá thành khai thác, sản xuất, vận chuyển than; (ii) Chính phủ Lào xem xét bãi bỏ thuế xuất khẩu than (10%) bởi vì thuế này được ban hành để tạo nguồn thu cho Chính phủ nhưng thực tế sẽ làm cho giá bán than Lào tăng, dẫn đến than không bán được và từ đó Chính phủ và doanh nghiệp đều không có nguồn thu; (iii) Chính phủ Lào đầu tư nâng cấp và mở rộng các tuyến đường hiện có từ Cạ-lưm đi La Lay và từ Cạ-lưm đi Lao Bảo để cải thiện năng lực vận chuyển so với hiện nay.

Trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vui mừng báo cáo với Thủ tướng Lào việc hai Bên đã hoàn tất quá trình đàm phán kéo dài 03 năm và đã ký Hiệp định Thương mại Việt Nam – Lào, đánh giá rằng Hiệp định sau khi ký kết và đi vào thực thi sẽ tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại giữa Việt Nam – Lào; đưa ra các ưu đãi đặc biệt về thuế suất thuế nhập khẩu đi trước lộ trình giảm thuế của Việt Nam và Lào trong ASEAN, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam - Lào.

Trong thời gian qua, kim ngạch thương mại song phương hai nước đã có sự tăng trưởng khả quan trong các năm qua. Với những nỗ lực rất lớn của các Bộ ngành và doanh nghiệp hai nước, hai Bên liên tục hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kim ngạch thương mại từ 10-15%/năm (từ năm 2012 đến nay) như Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đặt ra (trừ giai đoạn COVID-19 do bị ảnh hưởng bởi bối cảnh chung). Để thúc đẩy hợp tác song phương trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp giữa Việt Nam và Lào, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã kiến nghị Thủ tướng Lào về việc hai Bên cần thường xuyên gặp gỡ, trao đổi để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Bộ trưởng Diên đã báo cáo Thủ tướng Lào một số nội dung, giải pháp mà Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Lào đã cùng thống nhất triển khai, đồng thời kiến nghị Thủ tướng Lào quan tâm, chỉ đạo, tạo điều kiện cho lĩnh vực công thương của hai nước. Các nội dung, giải pháp gồm: (i) Triển khai một cách có hiệu quả các cam kết, thỏa thuận hợp tác đã ký kết giữa hai Bên, bao gồm: Hiệp định Thương mại Việt Nam-Lào (mới ký kết), Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam – Lào, Bản ghi nhớ trong lĩnh vực quản lý thị trường; đồng thời tiếp tục rà soát, trao đổi để sửa đổi, bổ sung Thỏa thuận Hà Nội năm 2007 và Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam – Lào; (ii) Tiếp tục tăng cường, mở rộng hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực quan trọng như xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, phát triển chuỗi liên kết công nghiệp giữa hai nước; (iii) Tổ chức Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam – Lào lần thứ 13 tại Việt Nam trong thời gian tới.

Bộ Công Thương Việt Nam và hai Bộ đối tác của Lào nhất trí thành lập nhóm công tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Lào và nhóm công tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Năng lượng và Mỏ Lào. Các nhóm công tác sẽ thường xuyên họp, định kỳ rà soát các khó khăn vướng mắc trong hợp tác năng lượng, khoáng sản, công nghiệp, thương mại và báo cáo Lãnh đạo Bộ tháo gỡ. Lãnh đạo Bộ cũng sẽ định kỳ có các trao đổi, thảo luận để kịp thời giải quyết, tháo gỡ các vướng mắc phát sinh.

Thủ tướng Lào đánh giá cao kết quả hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam, Bộ Năng lượng và Mỏ Lào, Bộ Công Thương Lào thời gian qua, nhất trí với kết quả làm việc giữa 03 Bộ lần này. Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Lào luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho việc củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Việt Nam.

Thủ tướng Lào bày tỏ cảm ơn tới Đảng, Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã luôn dành cho Lào sự hợp tác và hỗ trợ quý báu trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Thủ tướng đề nghị ba Bộ tích cực trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm; tập trung tìm các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp hai nước để nâng cao hiệu quả hợp tác về thương mại, công nghiệp năng lượng và khoáng sản phù hợp với nhu cầu và tiềm năng của mỗi nước. Cuối buổi tiếp kiến, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Malaithong Kommasith và lãnh đạo Bộ Năng lượng và Mỏ Lào đã cùng khẳng định quyết tâm đẩy mạnh các chương trình, kế hoạch hợp tác theo định hướng và cam kết giữa hai Chính phủ, phấn đấu đạt được những kết quả tích cực trong năm 2024.