Triển lãm Vinachem Expo 2023:Giúp DN đẩy mạnh đầu tư công nghệ, ứng dụng công nghệ số, gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Trao Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam

Hội đồng chung khảo đã chấm độc lập, sau đó họp và chọn ra 42 tác phẩm xuất sắc nhất để trao 2 giải A, 4 giải B, 6 giải C, 10 giải Khuyến khích và 20 giải Chuyên đề.

Phó Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Thị Sự và Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam trao giải Khuyến khích cho các tác giả. (Ảnh: Đỗ Bình/TTXVN)

Tối 10/12, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam lần thứ II năm 2024 được tổ chức tại Hà Nội.

Giải do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam chỉ đạo tổ chức.

Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt được giao phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Agribank trực tiếp tổ chức thực hiện.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải, khẳng định chất lượng các tác phẩm độ đồng đều cao, chủ đề các tác phẩm tham dự giải đa dạng, phong phú, phản ánh sâu sắc quá trình chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang mô hình kinh tế đa giá trị, nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn, sản xuất theo chuỗi giá trị.

Điển hình như tác phẩm truyền hình Con đường nông sản 2023-Vị thế nông nghiệp của Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam; Biến rơm thành tiền (Đài Truyền hình Hậu Giang); Nông nghiệp xanh, áp lực tạo ra cơ hội (Thông tấn xã Việt Nam); Đánh thức tiềm năng nuôi trồng hải sản vùng biển Việt Nam (Báo Nông nghiệp Việt Nam); Tín dụng xanh - Động lực cho phát triển bền vững (Báo điện tử Dân Việt); Vững vàng trước thiên tai (Đài Tiếng nói Việt Nam); Vươn mình ra biển lớn (Kênh VTC16)...

Nhìn chung các tác phẩm viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn không đơn thuần chỉ đưa ra thông tin mà còn phân tích thấu đáo cách người nông dân ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu; không chỉ dừng ở phản ánh thông thường, mà còn giàu tính phản biện các vấn đề khó khăn, bức xúc trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời, phát hiện, biểu dương những nhân tố điển hình, điểm sáng tích cực, lan tỏa các giá trị tốt đẹp.

Đã có rất nhiều tác phẩm xuất sắc tập trung viết, phản ánh về hình mẫu người nông dân mới, văn minh, chuyên nghiệp, như: “Cái bắt tay với nông dân” của tác giả Xích Lô, bút danh của đồng chí Lê Minh Hoan - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; “Đi tìm nghìn lẻ một cách làm giàu của nông dân” của chuyên gia Nguyễn Lân Hùng; “Nông dân miền Tây hụt hơi sau cuộc đua năng suất” của nhóm tác giả Báo điện tử Vnexpress; “Giàng A Hiếu - Người đánh thức”xứ sở hạnh phúc“Suối Giàng” của tác giả Phùng Thị Hồng Hạnh (Báo Đầu tư) hay “Người Rắc - Lây viết tiếp giấc mơ Cha-pi dưới chân núi Chúa” của Trung tâm Truyền hình Quân đội... Mỗi tác phẩm đã khắc họa lên được chân dung và cả sự chuyển mình của người nông dân trong thời kỳ mới.

Theo Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm, mỗi tác phẩm báo chí thực sự là một công trình nghiên cứu, nguồn tư liệu quý giá để các cơ quan Đảng, Nhà nước tham khảo trong xây dựng chủ trương, nghị quyết, cơ chế, chính sách; là nguồn động viên, cổ vũ kịp thời người nông dân nhằm phát huy hơn nữa vai trò chủ thể, trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

Theo Ban Tổ chức Giải, điểm mới của giải năm nay so với năm đầu tiên là ngoài việc tổ chức nhận bài dự thi đối với tác phẩm báo in và báo điện tử, Giải còn mở rộng thêm hạng mục truyền hình và phát thanh.

Chỉ sau một thời gian ngắn phát động (từ tháng 7/2024), Ban Tổ chức đã nhận được 1.950 tác phẩm hợp lệ thuộc các thể loại báo chí từ hơn 200 cơ quan báo chí Trung ương và địa phương gửi về tham dự giải. Trong số đó, báo in có 450 tác phẩm, báo điện tử 900 tác phẩm, truyền hình có 350 tác phẩm, phát thanh/podcast có 250 tác phẩm.

Sau quá trình lựa chọn, Ban sơ khảo đã lựa chọn được 70 tác phẩm chất lượng nhất vào vòng chung khảo. Hội đồng chung khảo đã chấm độc lập, sau đó họp và chọn ra 42 tác phẩm xuất sắc nhất để trao 2 giải A, 4 giải B, 6 giải C, 10 giải Khuyến khích và 20 giải Chuyên đề, với tổng giá trị các giải thưởng 540 triệu đồng./.

Mục tiêu tổng quát của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là gì?

Tại Điều 1 Nghị quyết 25/2021/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 có quy định về mục tiêu tổng quát. Theo đó:

- Tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững;

- Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới.

- Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hoá truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

(Tổ Quốc) - Sáng 2/4, Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam (VIDA) đã tổ chức hội nghị trực tuyến bàn về các giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp nông nghiệp trong đại dịch Covid-19.

Kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là bao nhiêu?

Tại Điều 1 Nghị quyết 25/2021/QH15 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 có quy định như sau:

Theo đó, Ngân sách nhà nước bố trí cho Chương trình tối thiểu là 196.332 tỷ đồng

Vốn ngân sách trung ương: 39.632 tỷ đồng, bao gồm:

- Vốn đầu tư phát triển: 30.000 tỷ đồng;

- Vốn sự nghiệp: 9.632 tỷ đồng.

Vốn ngân sách địa phương: 156.700 tỷ đồng.

Tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao mới nhất 2024?

Tại Phụ lục 2 Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao gia đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định 318/QĐ-TTg năm 2022 được sửa đổi bởi Quyết định 211/QĐ-TTg năm 2024 có quy định 19 tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao như sau:

1.1. Có quy hoạch chung xây dựng xã còn thời hạn hoặc đã được rà soát, điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quy hoạch

1.2. Có quy chế quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch

1.3. Có quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư mới phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phù hợp với định hướng đô thị hóa theo quy hoạch cấp trên

2.1. Tỷ lệ đường xã được bảo trì hàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và có các hạng mục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…) theo quy định

2.2. Tỷ lệ đường thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp

2.3. Tỷ lệ đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp

2.4. Tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hóa đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa

Tiêu chí 3: Thủy lợi và phòng, chống thiên tai

3.1. Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động

3.2. Tổ chức thủy lợi cơ sở (nếu có) hoạt động hiệu quả

3.3. Tỷ lệ diện tích cây trồng chủ lực của địa phương được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

3.4. Tỷ lệ công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng được bảo trì hàng năm

3.5. Thực hiện kiểm kê, kiểm soát các nguồn nước thải xả vào công trình thủy lợi

3.6. Đảm bảo yêu cầu chủ động về phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ

Tỷ lệ hộ có đăng ký trực tiếp và được sử dụng điện sinh hoạt, sản xuất đảm bảo an toàn, tin cậy và ổn định

5.1. Tỷ lệ trường học các cấp (mầm non, tiểu học, THCS, hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là THCS) đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 và có ít nhất 01 trường đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2

5.2. Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi

5.3. Đạt chuẩn và duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và THCS

5.5. Cộng đồng học tập cấp xã được đánh giá, xếp loại

5.6. Có mô hình giáo dục thể chất cho học sinh rèn luyện thể lực, kỹ năng, sức bền

6.1. Có lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao ngoài trời ở điểm công cộng; các loại hình hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được tổ chức hoạt động thường xuyên

6.2. Di sản văn hóa được kiểm kê, ghi danh, bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị đúng quy định

6.3. Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định và đạt chuẩn nông thôn mới

Tiêu chí 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

Có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm, hoặc chợ đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm

Tiêu chí 8: Thông tin và Truyền thông

8.1. Có điểm phục vụ bưu chính đáp ứng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân

8.2. Tỷ lệ thuê bao sử dụng điện thoại thông minh

8.3. Có dịch vụ báo chí truyền thông

8.4. Có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành phục vụ đời sống kinh tế - xã hội

Tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố hoặc bán kiên cố

Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người), (tùy vào từng vùng sẽ có mức thu nhập khác nhau)

Tỷ lệ nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố chỉ tiêu cụ thể

12.1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo (áp dụng đạt cho cả nam và nữ)

12.2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ (áp dụng đạt cho cả nam và nữ)

Tiêu chí 13: Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn

13.1. Hợp tác xã hoạt động hiệu quả và có hợp đồng liên kết theo chuỗi giá trị ổn định

13.2. Có sản phẩm OCOP được xếp hạng đạt chuẩn hoặc tương đương còn thời hạn

13.3. Có mô hình kinh tế ứng dụng công nghệ cao, hoặc mô hình quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM), hoặc mô hình nông nghiệp áp dụng cơ giới hóa các khâu, hoặc mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm

13.4. Ứng dụng công nghệ số để thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của xã

13.5. Tỷ lệ sản phẩm chủ lực của xã được bán qua kênh thương mại điện tử

13.6. Vùng nguyên liệu tập trung đối với nông sản chủ lực của xã được cấp mã vùng

13.7. Có triển khai quảng bá hình ảnh điểm du lịch của xã thông qua ứng dụng Internet, mạng xã hội

14.1. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (áp dụng đạt cho cả nam và nữ)

14.2. Xã triển khai thực hiện quản lý sức khoẻ điện tử

14.3. Xã triển khai thực hiện khám chữa bệnh từ xa

14.4. Xã triển khai thực hiện tốt sổ khám chữa bệnh điện tử

15.1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính

15.2. Có dịch vụ công trực tuyến một phần

15.3. Giải quyết các thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định và không để xảy ra khiếu nại vượt cấp

Tiêu chí 16: Tiếp cận pháp luật

16.1. Có mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật và mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở

16.2. Tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được hòa giải thành

16.3. Tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu

17.1. Khu kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi, giết mổ (gia súc, gia cầm), nuôi trồng thủy sản có hạ tầng kỹ thuật về bảo vệ môi trường

17.2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường

17.3. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn không nguy hại trên địa bàn được thu gom, xử lý theo quy định

17.4. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả

17.5. Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn

17.6. Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại trên địa bàn được thu gom, vận chuyển và xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường

17.7. Tỷ lệ chất thải hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, tái sử dụng và tái chế thành nguyên liệu, nhiên liệu và các sản phẩm thân thiện với môi trường

17.8. Tỷ lệ cơ sở chăn nuôi bảo đảm các quy định về vệ sinh thú y, chăn nuôi và bảo vệ môi trường

17.9. Nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (nếu có) đáp ứng các quy định của pháp luật và theo quy hoạch

17.10. Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng

17.11. Đất cây xanh sử dụng công cộng tại điểm dân cư nông thôn

17.12. Tỷ lệ chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn được thu gom, tái sử dụng, tái chế, xử lý theo quy định

Tiêu chí 18: Chất lượng môi trường sống

18.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn từ hệ thống cấp nước tập trung

18.2. Cấp nước sinh hoạt đạt chuẩn bình quân đầu người/ngày đêm

18.3. Tỷ lệ công trình cấp nước tập trung có tổ chức quản lý, khai thác hoạt động bền vững

18.4. Tỷ lệ chủ thể hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng năm được tập huấn về an toàn thực phẩm

18.5. Không để xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý của xã

18.6. Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được chứng nhận về an toàn thực phẩm

18.7. Tỷ lệ hộ có nhà tắm, thiết bị chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhà tiêu an toàn và đảm bảo 3 sạch

18.8. Tỷ lệ bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo vệ sinh môi trường

Tiêu chí 19: Quốc phòng và An ninh

19.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự xã và lực lượng dân quân

19.2. Không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội nghiêm trọng trở lên hoặc gây tai nạn (giao thông, cháy, nổ) nghiêm trọng trở lên; có mô hình camera an ninh và các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

19 Tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao mới nhất 2024? Kinh phí thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)