Từ ngày 1 đến 15 -12-2024 tại Hà Nội, Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Bộ Ngoại giao) phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Nhà xuất bản...

Góp phần nâng chuẩn chất lượng giáo dục chung

Các chương trình quốc tế đã góp phần thúc đẩy phát triển giáo dục tại Việt Nam khi tạo cơ hội tiếp cận để học tập các chương trình tiêu chuẩn quốc tế cho học sinh, sinh viên. Không chỉ tiết kiệm chi phí cho học sinh, phụ huynh thay vì phương án đi du học, nâng cao sức cạnh tranh của học sinh, sinh viên Việt Nam khi bước ra thế giới mà quan trọng hơn, lâu dài hơn còn tạo cơ hội học hỏi, phát triển cho các đơn vị giáo dục trong nước để nâng chuẩn chất lượng nền giáo dục.

Thông qua một số hình thức hội nhập quốc tế trong giáo dục có thể kể đến như liên kết đào tạo với nước ngoài (nhiều mô hình liên kết đa dạng như công nhận học phần, chuyển đổi tín chỉ, trao đổi sinh viên…); nghiên cứu khoa học (cho phép các trường chia sẻ tài nguyên và kinh nghiệm của mình với các trường khác trên toàn thế giới); kiểm định quốc tế và xếp hạng quốc tế (một số tổ chức đánh giá kiểm định được quốc tế công nhận như ABET, AQAS, AACSB, CIS, COBIS, WASC hoặc NEASC...); tài trợ quốc tế, liên kết trong đầu tư giáo dục…

Một trong những tập đoàn giáo dục tiên phong quốc tế hóa tại chỗ thông qua việc xây dựng các chương trình hợp tác liên kết quốc tế tại Việt Nam có thể nhắc đến là tập đoàn Giáo dục EQuest (EQuest).

Trong gần 20 năm qua, EQuest đã mang về hàng chục chương trình đào tạo quốc tế để giảng dạy tại Việt Nam. Các mô hình quốc tế hóa tại chỗ sẽ chứng minh được hiệu quả khi được đầu tư cả về chương trình, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất… Trong hệ thống các trường thành viên cũng có khoảng gần 2.000 học sinh, sinh viên của gần 30 nước trên thế giới theo học các chương trình quốc tế (trực tiếp và trực tuyến); chương trình liên kết; chuyển tiếp đại học và đại học.

Để làm được điều này, không thể chỉ chuẩn bị một sớm một chiều mà phải có một hành trình kiên định theo định hướng hàng chục năm để chọn lựa chương trình/đối tác, chuẩn bị cơ sở vật chất, thu hút nhân lực đa quốc gia, xây dựng chương trình quốc tế hóa phù hợp với nhu cầu, khả năng của người Việt. Cho đến nay, EQuest là tập đoàn giáo dục đầu tiên có được hệ sinh thái giáo dục quốc tế đầy đủ và phong phú như vậy.

Tại Trường Quốc tế Canada có rất nhiều học sinh là người Mỹ, Anh, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc… - Ảnh: VGP/NT

Tạo cơ hội “du học tại chỗ” ngay tại Việt Nam

Việt Nam hiện có khoảng gần 200.000 du học sinh đang học tập ở các nước, trong đó tập trung ở nhiều nước có nền giáo dục phát triển hàng đầu như Mỹ, Anh, Australia… Ngoài ra, nhiều sinh viên quốc tế đã đến Việt Nam theo học. Đây là tín hiệu đáng mừng thể hiện sự phát triển của ngành giáo dục nước ta.

Thông qua các chương trình đào tạo quốc tế đang được nhiều cơ sở giáo dục triển khai tại Việt Nam, không chỉ sinh viên Việt Nam mà nhiều sinh viên ở các nước trong khu vực như Lào, Malaysia, Myanmar… đã có cơ hội được học tập và tiếp cận với hệ thống giáo dục tiên tiến trên thế giới, sở hữu tấm bằng danh giá của các trường đại học uy tín tại các quốc gia này với chi phí tiết kiệm rất nhiều so với việc du học truyền thống.

Học sinh có thể lựa chọn các chương trình đại học quốc tế ngay tại Việt Nam hoặc các chương trình 2+2 (2 năm đầu học tại Việt Nam, 2 năm tiếp theo được tiếp cận nền giáo dục tiên tiến và hiện đại.).

Như tại Trường Kinh doanh Sài Gòn (Saigon Business School), sinh viên đại học và sau đại học các ngành quản trị kinh doanh, marketing và khoa học dữ liệu… có thể chọn học 2 năm đầu tại Việt Nam hay chuyển tiếp học 1-2 năm tại các trường đại học trong top 3% thế giới như Northampton Anh Quốc, Macquarie Australia, Canada West... Do đó, dù học tập tại Việt Nam, nhưng văn bằng sẽ do đối tác nước ngoài cấp, được Bộ GD&ĐT Việt Nam công nhận và sẽ không có khác biệt gì so với tấm bằng đại học của một sinh viên tốt nghiệp tại các nước đó.

Đồng thời, khi triển khai các chương trình quốc tế sẽ có cơ hội thu hút các giảng viên, nhà khoa học đến Việt Nam học tập và giảng dạy từ đó tạo ra sự giao thoa về học thuật, chuyên môn giữa các giảng viên quốc tế và Việt Nam góp phần nâng cao hơn nữa trình độ năng lực của giảng viên Việt Nam cũng như học sinh sinh viên Việt Nam.

Trong giai đoạn 2015-2020, đã có khoảng 15.000 lượt giảng viên, chuyên gia, tình nguyện viên đến tham gia trao đổi học thuật, giảng dạy và nghiên cứu ngắn hạn, dài hạn tại các cơ sở giáo dục đại học và nghiên cứu của Việt Nam. Đơn cử như EQuest, có hơn 500 cán bộ, nhân viên, giáo viên đến từ gần 20 quốc gia khác nhau đang công tác tại đây. Nhiều người trong số này còn đang nắm giữ các vị trí quản lý chủ chốt của Tập đoàn này và các đơn vị thành viên của họ.

Quốc tế hóa giáo dục là xu thế phát triển chung của các trường trên thế giới và Việt Nam. Tại Việt Nam, nhiều hình thức hợp tác đã và đang làm thay đổi bức tranh về đào tạo và giáo dục, góp phần làm cho quá trình hội nhập quốc tế của giáo dục Việt Nam trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Trong tiến trình này có sự tham gia và đóng góp rất lớn của các tổ chức giáo dục tư nhân, giúp học sinh sinh viên có cơ hội trải nghiệm học tập toàn cầu, thúc đẩy quá trình hội nhập và tăng cơ hội việc làm cho sinh viên Việt Nam.

Trụ sở của Nhà xuất bản giáo dục tại 81 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cho thuê với đơn giá 2,5 tỷ đồng/tháng, thời hạn thuê đến ngày 31/3/2020.

Chủ tịch Hội đồng quản trị ký nhiều quyết định, văn bản sai quy định

Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xuất bản với sản phẩm chính là sách giáo khoa, sách tham khảo, thiết bị phục vụ giáo dục. Hằng năm, NXBGDVN được đánh giá doanh nghiệp xếp loại A.

Tuy nhiên, theo Kết luận của Thanh tra Bộ GD&ĐT, thời gian vừa qua, NXBGD đã để xảy ra nhiều sai phạm như tổ chức cán bộ, tài chính, quyết định nhiều nội dung và ban hành nhiều văn bản không đúng thẩm quyền...

Ông Mạc Văn Thiện kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và Uỷ viên HĐQT tại 03 công ty thành viên không đúng quy định tại Luật Doanh nghiệp; ký nhiều văn bản không đúng thẩm quyền, thủ tục. Cụ thể, ký 13 quyết định bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo tại Công ty mẹ NXBGDVN không đúng thẩm quyền, ký 09 quyết định bổ nhiệm thuộc thẩm quyền nhưng không trên cơ sở đề nghị của Tổng GĐ;

Bên cạnh đó, ký quyết định bổ nhiệm tại các công ty thành viên không đúng đối tượng và thẩm quyền quy định; ký quyết định công nhận hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát, kế toán trưởng của các công ty thành viên không đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và Quyết định số 170/QĐ-BGDĐT; ký thông báo về việc nghỉ hưu và hưởng chế độ hưu đối với ông Phạm Văn Hồng, ký văn bản về việc phát hành sách giáo khoa song ngữ Việt - Anh và chỉ đạo việc bán 03 lô đất tại Đà Nẵng không đúng thẩm quyền)...

Nhiều sai phạm trong quản lý tài chính

Đối với công tác quản lý tài chính, theo kết luận của Thanh tra, vốn điều lệ của NXBGDVN là 596 tỷ đồng.

Những năm qua, NXBGD đã đầu tư vốn vào nhiều công ty không hiệu quả, nhiều công ty liên tiếp không có cổ tức trong 02 năm; thoái vốn chậm tại 31 công ty, có một số đơn vị được đầu tư hoạt động thua lỗ liên tiếp. Bị xử phạt vi phạm hành chính về việc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong năm 2015, 2016 NXBGDVN không góp vốn để thành lập công ty mới. Các công ty có vốn góp đầu tư ngoài ngành của NXBGDVN đều được thành lập trước năm 2015.

Tuy nhiên, tại thời điểm 31/12/2015, NXBGDVN có vốn đầu tư tại 54 công ty với tổng giá trị đầu tư 548,4 tỷ đồng.

Trong tổng số 54 công ty có vốn đầu tư của NXBGDVN, có 36/54 công ty có chi trả cổ tức cho NXBGDVN, có 18/54 công ty hoạt động không hiệu quả, không có cổ tức để chi trả (tổng số vốn đầu tư của NXBGDVN tại 18/54 công ty không có cổ tức là 192,1 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 35% tổng số vốn đầu tư của NXBGDVN tại các công ty).

Tại thời điểm 31/12/2016, NXBGDVN có vốn đầu tư tại 52 công ty với tổng giá trị đầu tư 546,5 tỷ đồng. Trong tổng số 52 công ty NXBGDVN có vốn đầu tư, có 35/52 công ty chi trả cổ tức cho NXBGDVN, có 17/52 công ty không chi trả cổ tức (Tổng số vốn đầu tư của NXBGDVN tại 17 công ty không trả cổ tức là 178,4 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 32,6% trên tổng số vốn đầu tư của NXBGDVN tại các công ty).

Như vậy, việc góp vốn đầu tư của NXBGDVN vào nhiều công ty không hiệu quả, nhiều công ty không có cổ tức chi trả liên tiếp trong 02 năm vì các công ty con hoạt động thua lỗ liên tiếp trong nhiều năm.

Bên cạnh đó, khi thực hiện Đề án tái cơ cấu NXBGDVN đã tăng vốn tại các công ty, cụ thể, năm 2015, tăng vốn đầu tư tại 03 công ty, giá trị đầu tư thêm 41,28 tỷ đồng (Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Phương Nam: 20 tỷ đồng; Công ty Cổ phần sách giáo dục Hà Nội 16,15 tỷ đồng, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội, trị giá vốn đầu tư tăng thêm là 5,13 tỷ đồng).

Năm 2016, tăng vốn đầu tư tại 04 công ty, giá trị đầu tư thêm 13,113 tỷ đồng (Công ty Cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Hà Nội 7,188 tỷ đồng; Công ty Cổ phần sách giáo dục Hà Nội 0,939 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Mỹ thuật và Truyền thông 4,712 tỷ đồng; Công ty Cổ phần sách thiết bị trường học Tiền Giang 0,274 tỷ đồng).

Như vậy, NXBGDVN đã tăng vốn cao hơn mức được phê duyệt theo Quyết định 5700/QĐ-BGDĐT tại 02 công ty: Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Phương Nam (mức vốn được phê duyệt là 16,6 tỷ nhưng đã tăng 20 tỷ đồng); Công ty Cổ phần Dịch vụ xuất bản giáo dục Hà Nội (mức vốn được phê duyệt là 6,3 tỷ nhưng đã tăng 7,188 tỷ đồng). Công ty Cổ phần Mỹ thuật và Truyền thông phải giữ nguyên vốn góp 5,1 tỷ đồng theo Quyết định 5700/QĐ-BGDĐT nhưng lại thực hiện việc tăng vốn 4,712 tỷ đồng.

Hai công ty có mức tăng vốn thấp hơn mức tăng vốn được phê duyệt theo Quyết định 5700/QĐ-BGDĐT: Công ty Cổ phần sách giáo dục Hà Nội (phê duyệt tăng 30,8 tỷ nhưng chỉ tăng 17,1 tỷ); Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội (phê duyệt tăng 19 tỷ nhưng chỉ tăng 5,13 tỷ).

Công ty Cổ phần Sách thiết bị trường học Tiền Giang phải thực hiện việc thoái vốn nhưng lại được NXBGDVN quyết định tăng vốn 0,274 tỷ đồng.

Nhiều dự án đầu tư lớn không trình Bộ GD&ĐT phê duyệt

Về các dự án đầu tư, NXBGDVN có 01 dự án đầu tư đang khai thác tại số 104 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM; 01 dự án đang triển khai thực hiện tại số 187B Giảng Võ, Hà Nội.

Theo kết luận Thanh tra Bộ GD&ĐT, đối với dự án đầu tư tại số 104 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM, không trình Bộ GDĐT phê duyệt, chấp thuận để 2 công ty con góp vốn đầu tư kinh doanh bất động sản, không tiến hành đánh giá lại tài sản vi phạm quy định. Phê duyệt tổng mức đầu tư dự án chưa đảm bảo tính khả thi về việc bảo toàn và phát triển vốn đầu tư theo quy định của Điều 67 Luật đầu tư năm 2005 (tại thời điểm phê duyệt dự án xây dựng tòa nhà văn phòng 10 tầng có tổng mức đầu tư 50 tỷ trong khi thời hạn được giao sử dụng đất chỉ còn 07 năm).

Giao đơn vị không có chức năng ký Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Hợp đồng cho thuê tòa nhà; việc góp vốn, xác định tỷ lệ phân chia lợi nhuận, xác định giá thành cho thuê không rõ căn cứ, thủ tục lòng vòng, thiếu minh bạch; có nhiều vi phạm trong việc triển khai thực hiện dự án đầu tư.

Đối với dự án 187B Giảng Võ, Quận Đống Đa, TP.Hà Nội, NXBGDVN cũng không xin ý kiến Bộ GDĐT khi thực hiện việc chuyển nhượng phần vốn góp chi phối của NXBGDVN tại Công ty IP Việt Nam. Cụ thể, năm 2008, NXBGDVN ký Hợp đồng nguyên tắc với Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng để hợp tác đầu tư xây dựng Dự án công trình hỗn hợp cao tầng trên toàn bộ khu đất theo Hợp đồng số 01/2008/HĐNT.

Sau đó, NXBGDVN tiếp tục ký Hợp đồng liên doanh với Công ty Cổ phần Xây dựng Sông Hồng và 02 công ty (Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Giáo dục, Công ty TNHH Đầu tư và xúc tiến thương mại KAF) để thành lập Công ty Cổ phần đầu tư IP Việt Nam (Công ty IP Việt Nam) với vốn điều lệ 100.000.000.000 đồng để đầu tư xây dựng Dự án.

Dự án 187B Giảng Võ có thời gian triển khai gần 10 năm nhưng chưa tiến hành được việc khởi công công trình. NXBGDVN chưa nhận được đầy đủ số tiền 90 tỷ theo đúng thỏa thuận đã ký kết nhưng để phục vụ việc di dời bàn giao công trình NXBGDVN phải thuê dài hạn Văn phòng làm việc bằng vốn đi vay.

Trại viết sách cho thuê sử dụng thành khu nghỉ dưỡng

Đặc biệt, đối với việc cho thuê và thuê tài sản của NXBGD, theo kết luận của thanh tra cũng sai phạm nghiêm trọng như cho thuê cơ sở tại 81 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội với đơn giá cho thuê 2,5 tỷ đồng/tháng, thời hạn thuê đến ngày 31/3/2020.

Cơ sở tại số 62 Hạ Long, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được Bộ GDĐT điều chuyển từ Công đoàn giáo dục Việt Nam và giao NXBGDVN sử dụng làm trại viết sách phục vụ ngành giáo dục. Hiện tại, NXBGD tại TPHCM cho Công ty Cổ phần Bất động sản CT Group thuê sử dụng làm khu nghỉ dưỡng với giá 4.000 USD/tháng, thời gian cho thuê 30 năm (đến năm 2041).

Cũng theo kết luận của Thanh tra về Công ty Đầu tư tài chính Thiên Hóa (Công ty Thiên Hóa) được thành lập năm 2009, có vốn điều lệ 200 tỉ đồng. Hội đồng quản trị Công ty gồm: ông Mạc Văn Thiện - Chủ tịch HĐQT. Ngày 15/11/2011, Đại hội cổ đông bất thường của Công ty Thiên Hóa đã thống nhất giải thể Công ty.

Mặc dù Công ty Thiên Hóa đã có Nghị quyết giải thể từ năm 2011 nhưng NXBGDVN vẫn tiếp tục đầu tư 13,709 tỉ đồng vào Công ty này thông qua việc mua cổ phần của các cá nhân (trong đó có nhiều cổ phần của cán bộ NXBGDVN). Bên cạnh việc đầu tư, NXBGDVN cũng vay của chính Công ty Thiên Hóa hơn 133 tỷ đồng với lãi xuất 15%/năm...

Đặc biệt, Công ty Đầu tư tài chính giáo dục (công ty thành viên của NXBGD Việt Nam) và các đơn vị vẫn bán 3 lô đất ở Đà Nẵng với giá trị hơn 42,5 tỷ đồng. Theo kết luận thanh tra, việc ông Mạc Văn Thiện, Chủ tịch HĐTV chỉ đạo bán ba lô đất tại cuộc họp HĐTV trước đó không đúng thẩm quyền; ngày 13-1 vẫn ký công văn báo cáo Bộ GD và ĐT chưa có thông tin về việc bán ba lô đất trên...

Trước những sai phạm trên, Thanh tra Bộ GD&ĐT kết luận trách nhiệm thuộc về ông Ngô Trần Ái (nguyên Chủ tịch HĐTV, Tổng GĐ NXBGDVN); ông Mạc Văn Thiện (nguyên Chủ tịch HĐTV); ông Vũ Văn Hùng (nguyên Tổng GĐ) ; Ông Lê Thành Anh và các thành viên HĐTV, Phó Tổng Giám đốc khác, chịu trách nhiệm về các thiếu sót, sai phạm trong phạm vi được giao trong thời gian giữ chức vụ.

Thanh tra Bộ kiến nghị NXBGDVN khắc phục hậu quả, rà soát lại toàn bộ những vấn đề sai phạm trên, đồng thời chấn chỉnh quản lý chấm dứt việc thực hiện các công việc trong quản lý, điều hành trái quy định pháp luật, không đúng thẩm quyền. Xây dựng và thực hiện đồng bộ các giải pháp để phòng chống lãng phí trong QLSD vốn, các quỹ và tài sản trong doanh nghiệp theo quy định.

Các thành viên HĐTV, Ban Tổng GĐ, Kiểm soát viên, Kế toán trưởng trong giai đoạn từ 01/01/2015 đến 31/12/2016 kiểm điểm trách nhiệm liên quan đến thiếu sót, sai phạm nêu trong Kết luận thanh tra.

Tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý đối với các thiếu sót, sai phạm về tổ chức, cán bộ, quản lý tài chính, quản lý tài sản.

Việc kiểm điểm trách nhiệm hoàn thành trước ngày 15/9/2017.

Trước hết, một số học sinh ở Việt Nam phải đối mặt với áp lực lớn từ chương trình học quá nặng. Bài kiểm tra liên tục, bài kiểm tra quốc gia, và cuộc thi tuyển sinh đại học là những thách thức đối với học sinh từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Áp lực này có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng tinh thần, stress, và hiệu suất học tập kém hơn. Bằng chứng cho vấn đề này có thể được thấy trong nghiên cứu của Hiệp hội Y học Học sinh Việt Nam, mà theo đó, tỷ lệ stress và các vấn đề tâm lý tăng lên đáng kể ở học sinh trong thời gian gần đây. Họ thường phải học nhiều giờ liên tục để chuẩn bị cho các kì thi quan trọng, gặp khó khăn trong việc giữ gìn sức khỏe tốt, và thiếu thời gian cho các hoạt động giải trí và sáng tạo.Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy truyền thống vẫn còn là thách thức lớn. Các bài giảng tập trung chủ yếu vào việc truyền đạt kiến thức, ít tập trung vào khám phá và khuyến khích sự sáng tạo. Điều này có thể hạn chế sự phát triển toàn diện của học sinh, khiến cho họ khó có thể áp dụng kiến thức vào thực tế. Các nghiên cứu của Tổ chức Giáo dục và Khoa học UNESCO cũng chỉ ra rằng chương trình học ở Việt Nam chưa đạt được mức độ linh hoạt và tích hợp giữa các môn học. Nhiều học sinh phản ánh rằng họ học nhiều môn, nhưng không biết làm thế nào để áp dụng kiến thức đó vào thực tế.