Là công ty luật chuyên biệt về tranh tụng, giải quyết tranh chấp, SENLAW chào đón những cá nhân có đạo đức tốt, tư duy pháp lý nhạy bén, thấu hiểu pháp luật, có tinh thần kiến tạo, tin chọn và tự hào về nghề luật sư. Chúng tôi trân trọng, đề cao và phát huy bản thể của mỗi cá nhân trong thực hành nghề, để cùng SENLAW mang lại giá trị cho khách hàng, phát triển bản thân và xứng đáng với nghề luật sư.

Giải quyết tranh chấp đất đai:

- Về việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng

Hiện nay, Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013 quy định:  tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì thẩm quyền giải quyết được xác định theo hướng “Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết…”. Đối với các tranh chấp đất đai  mà không có giấy tờ hợp lệ theo quy định tại điều 100 thì có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền. Như vậy, quy định của luật đất đai năm 2013 đã mở rộng thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai so với các quy định của luật đất đi trước đây.

-  Về việc hoà giải cơ sở đối với những tranh chấp về đất đai

Trong Công văn số 116 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) ngày 22/7/2004, thì “Theo tinh thần quy định tại Điều 135 và Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 thì tranh chấp đất đai nhất thiết phải qua hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp… Do vậy, “Kể từ ngày 01/07/2004 trở đi, Toà án chỉ thụ lý, giải quyết tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại UBND cấp xã mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí và khởi kiện đến Toà án”.

Hiện nay, theo quan điểm của những người làm công tác thực tiễn thì mọi tranh chấp đất đai đều phải qua thủ tục hoà giải tại UBND xã, phường trước khi khởi kiện ra Toà án. Theo quy định tại khoản 1 điều 202 Luật đất đai 2013 thì nhà nước khuyến khích các bên tự hòa giải, nếu hòa giải không được thì gửi đơn yêu cầu ủy ban nhân xã giải quyết. ThỜI gian giải quyết việc hòa giải tại cơ sở là 45 ngày kể từ gày nhận được đơn.

- Thẩm quyền Tòa án gải quyết tranh chấp:

Theo điểm c Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 thì Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.

Về thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ đối với các tranh chấp thừa kế nhà đất hoặc quyền sử dụng đất thì Tòa áp dụng theo nơi cư trú của bị đơn.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn luật đất đai và thực hiện các dịch vụ luật nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn luật đất đai và thực hiện các dịch vụ luật nhanh chóng, uy tín và hiệu quả.

Tranh chấp đất đai là vấn đề pháp lý phức tạp, thường phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như tranh chấp về quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng, thừa kế, ranh giới đất, và lối đi chung. Để giải quyết hiệu quả các tranh chấp này, sự hỗ trợ của luật sư chuyên môn là rất quan trọng.

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về khái niệm tranh chấp đất đai cụ thể như sau: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

Tranh chấp đất đai là vấn đề pháp lý phức tạp và có thể phân chia thành nhiều loại khác nhau, cụ thể như sau:

(1) Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Tranh chấp ranh giới: Xảy ra khi các bên không đồng ý về ranh giới giữa các khu đất, thường do một bên tự ý thay đổi hoặc không rõ ràng về giới hạn đất.

Tranh chấp đòi lại đất: Dạng tranh chấp này liên quan đến việc đòi lại đất hoặc tài sản gắn liền với đất, mà trước đó thuộc quyền sở hữu của người tranh chấp hoặc người thân của họ.

(2) Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất

Tranh chấp hợp đồng dân sự: Bao gồm yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, hoặc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.

Tranh chấp mục đích sử dụng đất: Xảy ra khi có sự không đồng nhất về mục đích sử dụng đất giữa các bên liên quan.

(3) Tranh chấp liên quan đến đất

Tranh chấp quyền sử dụng đất trong hôn nhân và ly hôn: Xảy ra khi quyền sử dụng đất cần được phân chia hoặc xác định khi vợ chồng ly hôn.

Tranh chấp quyền thừa kế: Xảy ra khi có tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong quá trình thừa kế.

3. Vai trò của Luật sư trong giải quyết tranh chấp đất đai

Khi xảy ra tranh chấp đất đai, luật sư đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng. Các nhiệm vụ cụ thể mà luật sư có thể thực hiện để hỗ trợ khách hàng như là:

(1) Đánh giá hồ sơ và tư vấn pháp lý: Luật sư giúp khách hàng đánh giá toàn bộ hồ sơ tranh chấp, tư vấn về các quy định pháp luật liên quan. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, luật sư sẽ hướng dẫn khách hàng thu thập thêm chứng cứ cần thiết.

(2) Tham gia hòa giải và đối thoại: Luật sư có thể tham gia các buổi hòa giải tại cấp cơ sở (xã/phường), một bước quan trọng và thường bắt buộc nếu khách hàng muốn đưa vụ việc ra khởi kiện tại Tòa án. Sự hiện diện của luật sư giúp đảm bảo quá trình hòa giải diễn ra công bằng và hiệu quả.

(3) Chuẩn bị và nộp đơn khởi kiện: Luật sư chuẩn bị đơn khởi kiện và các tài liệu liên quan, giúp khách hàng hoàn thiện hồ sơ khởi kiện trước khi đưa vụ việc ra Tòa án.

(4) Đại diện tại Tòa án: Luật sư đại diện cho khách hàng trong các buổi làm việc tại Tòa án và tham gia phiên xét xử, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

(5) Nắm vững thủ tục pháp lý: Luật sư cần có kiến thức vững về các thủ tục pháp lý, nguồn gốc đất và quy trình chuyển dịch quyền sử dụng đất để bảo vệ quyền lợi của khách hàng hiệu quả.

Từ những công việc nêu trên, có thể thấy rằng vai trò của luật sư trong việc giải quyết tranh chấp đất đai là vô cùng quan trọng. Luật sư chuyên về đất đai không chỉ giúp khách hàng nắm rõ quy định pháp luật mà còn đảm bảo quyền lợi của khách hàng được bảo vệ tốt nhất trong suốt quá trình tranh chấp.

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm tận tâm – hiệu quả – uy tín, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể như sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

(Người viết: Tiến Mạnh; Ngày viết: 01/08/2024)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Website: https://htcvn.vn; https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

I. LUẬT SƯ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THỪA KẾ

Theo quy định của pháp luật, giải quyết tranh chấp thừa kế bao gồm tranh chấp về hàng thừa kế và tranh chấp về di sản thừa kế, cụ thể:

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế:

Dựa trên những tài liệu, chứng cứ của khách hàng. Luật sư chúng tôi đánh giá và phân tích vụ việc tranh chấp. Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;

Kiến nghị hoặc hướng dẫn khách hàng khiếu nại các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự…Ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;

Tham gia gia tố tụng với tư cách là luật sư- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của  khách hàng tại các cấp tòa xét xử;

Tham gia tố tụng với tư cách là đại diện ủy quyền- nhân danh khách hàng thực hiện tất cả các phương án và cách thức theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng một cách tốt nhất tại các cấp tòa xét xử.