Đại học Trịnh Châu nằm ở tỉnh Hà Nam – Trung Quốc. Hà Nam (tiếng Trung: 河南; bính âm: Hénán), là một tỉnh ở miền trung của Trung Quốc. Tên gọi tắt là Dự (豫), đặt tên theo Dự châu, một châu thời Hán. Tên gọi Hà Nam có nghĩa là phía nam Hoàng Hà. Năm 2018, Hà Nam là tỉnh đông thứ ba về số dân, đứng thứ năm về kinh tế Trung Quốc với 95,6 triệu dân, tương đương với Việt Nam và GDP đạt 4.810 tỷ NDT (715,9 tỷ USD) tương ứng với Ả Rập Xê Út.

Lịch sử thành lập và phát triển

Giáo dục y khoa của trường bắt nguồn từ Đại học Trung Sơn Hà Nam vào năm 1928.

Năm 1952, Trường Cao đẳng Y tế Hà Nam được thành lập độc lập, đánh dấu sự khởi đầu của việc đào tạo y khoa bậc đại học ở Hà Nam.

Trường ban đầu được thành lập vào năm 1956, là ngôi trường đại học tổng hợp đầu tiên do Trung Quốc mới thành lập.

Trường nằm trong danh sách các trường đại học xây dựng trọng điểm “Dự án 211” quốc gia năm 1996;

Đại học Công nghệ Zhengzhou, thành lập năm 1963, là trường đại học trọng điểm trực thuộc Bộ Công nghiệp Hóa chất cũ. Vào tháng 7 năm 2000, trường ban đầu, Đại học Công nghệ Zhengzhou và Đại học Y Hà Nam sáp nhập để thành lập trường hiện tại.

Đại học Trịnh Châu, đúng như tên gọi của mình, tọa lạc tại thành phố Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc. Trịnh Châu là một thành phố lịch sử văn hóa tại Trung Quốc. Nơi đây là một trong sau khu di chỉ văn hóa được nhà nước bảo tồn. Vì vậy, Trịnh Châu sẽ là một nơi vô cùng thích hợp đối với những bạn có mong muốn tim hiểu về văn hóa và lịch sử Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trịnh Châu cũng là một thành phố vô cùng phát triển. Kèm với đó là một nền giáo dục phát triển hàng đầu trong khu vực. Vì vậy, Trịnh Châu chính là một địa điểm vô cùng lý tưởng cho các bạn sinh viên quốc tế đến đây trải nghiệm, học tập và sinh hoạt.

Cơ sở vật chất hiện đại tiện nghi

Tính đến hiện tại, Đại học Trịnh Châu có tổng diện tích hơn 6.100 mẫu Anh. Trường còn rất đầu tư vào cơ sở vật chất và các cơ sở nghiên cứu. Tính đến tháng 3 năm 2022, trường có:

Thư viện trường được thành lập vào năm 1956. Thư viện được hình thành bởi sự sáp nhập của Thư viện trường cũ, Thư viện Đại học Công nghệ Zhengzhou cũ và Thư viện Đại học Y Hà Nam cũ. Trong thư viện có hơn 23,404 triệu khối tài nguyên khác nhau, bao gồm 6,4132 triệu tập sưu tập giấy, 16,991 triệu tập sách điện tử (bao gồm luận văn), 169 cơ sở dữ liệu tiếng Trung và tiếng nước ngoài, và hơn 2,363 triệu tập tạp chí điện tử tiếng Trung và nước ngoài.

Thành tích đạo tạo mà Đại học Trịnh Châu đạt được

Trong 5 năm qua, trường đã tham gia 180 dự án bao gồm kế hoạch nghiên cứu và phát triển trọng điểm quốc gia và các dự án khoa học công nghệ lớn của quốc gia. Năm 2021, tổng cộng có 439 dự án được Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia và Quỹ Khoa học Xã hội Quốc gia phê duyệt; 8 Giải thưởng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ Quốc gia (trong đó có 1 Giải thưởng Khoa học Phổ biến), 2 Giải thưởng Sáng chế Công nghệ Quốc gia và 2 Giải thưởng Khoa học Tự nhiên Quốc gia Đã được trao.

Trên đây là một số thông tin về Đại học Trịnh Châu mà Hocbongcis.vn gửi tới bạn. Đây là một trường đại học tổng hợp trọng điểm trong khu vực nói riêng và Trung Quốc nói chung. Trường hàng năm đều thu hút được một lượng lớn sinh viên tới theo học tại đây. Hãy truy cập tại đây để biết thêm những kinh nghiệm xin học bổng CIS thật hiệu quả. Nếu bạn đang có thắc mắc về vấn đề xin học bổng du học tại trường Trịnh Châu. Hãy đến với Hocbongcis.vn để được chúng tôi hỗ trợ và tư vấn thật nhanh chóng nhé! Chúc các bạn có một mùa học bổng thành công.

Cuộc hành trình bắt đầu từ Hà Nội. Đoàn du lịch gồm hầu hết là các cán bộ đã nghỉ hưu, nay có dịp đi du sơn, du thủy, tham quan các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng của đất nước Trung Hoa. Làm thủ tục qua biên giới, đã có Công ty Du lịch của Trung Quốc đón, theo đường cao tốc đến Nam Ninh. Hướng dẫn đoàn là một nam hướng dẫn viên đã lớn tuổi, có tên Việt Nam là Dũng, tốt nghiệp Đại học Du lịch Tây An. Dũng nói tiếng Việt khá sõi, có kiến thức về lịch sử, văn hóa và cả những vấn đề thời sự hiện nay của Trung Quốc.       Từ Nam Ninh ra sân bay để bay đến Trịnh Châu, thủ phủ của tỉnh Hà Nam, một tỉnh lớn có đến hơn 90 triệu dân. Máy bay không bay thẳng đến Trịnh Châu mà bay chệch về Trùng Khánh, đỗ lấy khách, sau đó mới bay đi Trịnh Châu. Chuyến bay dài hơn 2.000km. Nghỉ ở khách sạn, sáng ra ăn vội các món ăn tự chọn rồi đi tham quan Cung Long Đình, một kiến trúc độc đáo được xây từ thời Bắc Tống và được khôi phục từ thời nhà Thanh. Chiều đi thăm Khai Phong, có thời gian được gọi là Biện Luơng hay Biện Kinh, kinh đô của các triều vua Bắc Tống. Tại đây, xưa kia Bao Công đã từng xử những vụ án nổi tiếng một thời. Phủ rất rộng, có nhiều công trình, có cái mới được tôn tạo. Trước cửa phủ, bên phải treo một chiếc trống to, bên trái treo một cái chuông khá lớn. Dân chúng bị oan ức thì đến đánh trống kêu oan. Vào trong công đường, ở gian giữa bày ba cái cẩu đầu trảm và một chiếc bàn to để Bao Công ngồi xử án, trên bàn có bút phê, lệnh tiễn, ấn vàng. Vui nhất là du khách ai muốn đóng vai Bao Công ngồi xử án thì bỏ ra 10 tệ, sẽ có người mặc áo, đội mão kiểu Bao Công, rồi mời lên ghế xử án để chụp ảnh. Trong đoàn có 6 nam giới, thì 5 ông đều vào vai Bao Công, nhưng chỉ có anh Cư Hòa Vần, nguyên Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội là oai phong, ra vẻ Bao Công nhất. Nhiều cô gái người Trung Quốc cũng xếp hàng để được mặc áo, đội mão đóng Bao Công, cũng cầm bút phê, cũng ban lệnh tiễn, cũng đóng ấn vàng…

Trịnh Châu đi Lạc Dương dài gần 200km. Giữa đường, vào thăm Thiếu Lâm tự, nơi xất phát môn võ nổi tiếng của Trung Hoa. Trước cổng vào có tượng một vị sư đứng chào khách. Vào trong, nổi bật là ngôi trường để các môn sinh ở và học tập, kiến trúc theo lối hiện đại, rất tương phản với không gian cổ kính nơi đây. Trên đường, có nhiều bãi tập và hàng trăm môn sinh mặc quần áo đỏ đang luyện võ. Hướng dẫn viên cho biết là trong chuyến đi thăm Trung Quốc, Tổng thống Nga Putin đã đến thăm Thiếu Lâm tự, sau khi về nước đã gửi một số quân nhân sang học võ Thiếu Lâm. Không biết có đúng không nhưng cũng là một cách giới thiệu thương hiệu của môn võ này. Khu biểu diễn võ thuật khá rộng, có một sân khấu cao, các võ sư và võ sinh biểu diễn các môn quyền, côn, kiếm, khí công, nhào lộn… hấp dẫn. Du khách được bố trí ngồi ở những hàng ghế dưới sân nhìn lên. Trời nắng gắt, sân không có mái che nên rất nóng, nhưng vì các môn sinh biểu diễn quá hay, quá điêu luyện nên không ai bỏ đi giữa chừng. Dọc đường đến chùa chính, có nhiều cửa hàng bán đồ lưu niệm, trưng bày nhiều pho tượng lớn trong tư thế các thế võ. Bên cạnh chùa chính là một khu có nhiều tháp mộ của các vị phương trượng và hòa thượng đã viên tịch tại đây.       Đến Lạc Dương đã vào chiều. Thành phố Lạc Dương không to rộng như Trịnh Châu nhưng cũng là một cố đô. Bỗng nhớ mấy câu thơ của Phạm Huy Thông trong vở kịch thơ Kinh Kha:       Từ buổi vua thiên đô về Lạc ấp,       Muôn chư hầu xơ xác       Kiếm tơi bời       Xe cuốn bụi cờ nhung bay tới tấp       Và can qua bỗng chuyển bốn phương trời         ...       Thời nhà Chu, vua Chu Bình vương dời đô về Lạc ấp, cũng là Lạc Dương, lịch sử Trung Hoa bước vào thời kỳ Đông Chu liệt quốc. Lạc Dương chính thức là kinh đô của nhà Đông Hán, sau đó là kinh đô của nhà Ngụy thời Tam quốc cho đến nhà Tùy. Đến nhà Đường thì dời đô về Tây An, còn được gọi là Trường An. Lạc Dương cũng có nhiều di tích lịch sử, tiêu biểu nhất là Cổng Long Môn và mồ chôn thủ cấp Quan Vân Trường. Theo Tam Quốc chí, Quan Vân Trường bị Lã Mông là tướng của Tôn Quyền phục binh bắt được. Do dụ hàng Quan Vân Trường không thành công nên Tôn Quyền cho chém đầu cả hai cha con, rồi đem thủ cấp của Quan Vân Trường dâng cho Tào Tháo để liên minh với Tào Thào đánh Lưu Bị vì biết là Tào Tháo cũng rất hận Quan Vân Trường. Nhưng Tào Tháo nhận biết mưu đồ của Tôn Quyền nên đã đem mai táng thủ cấp của Quan Vân Trường một cách trọng thể tại phía nam thành Lạc Dương. Di tích này còn được bảo vệ khá chu đáo, khuôn viên rất rộng, từ ngoài vào trong có nhiều tượng, đặc biệt có một cụm tượng tạc cả Quan Công, Quan Bình và Châu Xương. Trong đền chính, có pho tượng lớn của Quan Công mặt đỏ, râu dài, cầm thanh long đao, oai phong lẫm liệt. Đằng sau đền chính mới là nơi chôn thủ cấp Quan Công, được ngăn lại bằng một bức tường khá kiên cố. Người Trung Quốc ở các nơi đến Lạc Dương rất đông. Họ vào thắp hương, cầu xin phù hộ tại đền Quan Công rất thành kính, nhất là dân làm nghề kinh doanh thương nghiệp ở các tỉnh ven biển phía Nam Trung Quốc như Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang. Cổng Long môn là nơi có nhiều tượng Phật được khắc trên vách núi đá, có biểu hiện của một di sản nghệ thuật và tôn giáo hơn là lịch sử.

Từ Lạc Dương đi Tây An bằng tàu hỏa trên đoạn đường dài hơn 700km, tàu chạy với tốc độ hơn 100km/h nên chưa đến 4 giờ chiều đã đến Tây An. Qua khỏi đất Hà Nam, đến Thiểm Tây thấy đất đai quá cằn cỗi, đồi núi trọc nhiều, nhà dân toàn kiểu nhà hộp một tầng xây gạch nhưng không trát. Thành thị và nông thôn Trung Quốc quả là có một khoảng cách khá lớn. Tây An là thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây, một tỉnh có nhiều di tích lịch sử và văn hóa nổi tiếng, là nơi có căn cứ địa Diên An của Đảng Cộng sản Trung Quốc sau cuộc Vạn lý trường chinh. Trong thời kỳ chống Nhật, Tây An còn là nơi xảy ra sự biến Trương Học Lương bắt Tưởng Giới Thạch, buộc Tưởng liên minh với Đảng Cộng sản Trung Quốc đánh Nhật. Trước khi vua Chu Thành Tổ (Chu Đệ) nhà Minh dời về định đô ở Bắc Kinh thì Tây An đã là kinh đô của nhiều triều đại phong kiến Trung Hoa, từ thời Tây Chu, Tần, sau đó là Tấn, Tùy, Đường. Thành phố rộng, thoáng, hiện đại, nhân dân mặc đẹp và sang hơn Lạc Dương. Di tích cổ biểu hiện rõ nhất ở trung tâm thành phố là bức thành xây từ thời nhà Tần, được khôi phục vào triều đại nhà Thanh, ngăn cách nội thành và ngoại ô. Mỗi đoạn tường thành có một lầu cổ, tiêu biểu là Lầu Chuông, theo giới thiệu đó là chuông báo giờ thời cổ.       Sau một tối dạo thăm Tây An vào ban đêm, hôm sau Đoàn mới được hướng dẫn viên đưa đi thăm khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng, điểm chính trong chuyến du lịch lần này. Từ trung tâm thành phố đến Khu lăng mộ gần 60km. Du khách rất đông, nhiều đoàn đến từ Pháp, Italy, Nhật Bản. Vào thăm lăng mộ Tần Thủy Hoàng, điểm thu hút khách nhiều nhất là khu khai quật các đoàn binh mã dõng, còn được tôn là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Đây là một hố khai quật rất rộng, có hàng ngàn tướng lĩnh, binh sỹ, ngựa xe bằng đất nung với nhiều dáng vẻ khác nhau. Khu khai quật mới được xác định vào năm 1974, do một nông dân tên là Dương Chí Phát, quê ở Dương gia thôn khi đào giếng phát hiện ra. Nhưng ngày đó, cách mạng văn hóa đang rầm rộ, Nhà nước chả ai chú ý đến vấn đề lịch sử, văn hóa, khảo cổ nên một số nông dân đào được tượng đem ra phố bán, một tượng người được 3 - 4 NDT! Mãi đến khi cách mạng văn hóa bị dẹp tan, các cơ quan có trách nhiệm mới tổ chức khai quật và bảo vệ. Hàng nghìn tượng đất nung được xếp thành hàng, cao to hơn người thường, mặc áo giáp, mỗi tượng một vẻ, nhiều tượng còn nguyên vẹn, nhưng cũng có không ít tượng bị mất đầu, mất tay. Theo giới thiệu thì khi mới khai quật, các tượng này còn có màu sắc, nhưng khi đưa lên tiếp xúc với không khí thì màu sắc bị phai hết.       Tương truyền là khi mới lên ngôi, Tần Thủy Hoàng đã cho xây khu lăng mộ này với ý tưởng là Hoàng đế trên dương thế oai hùng thế nào, binh hùng tướng mạnh thế nào thì chết xuống âm phủ cũng phải như thế. Các hố khai quật đều được bảo vệ bằng mái che rất hiện đại, chung quanh đều có lan can không cho du khách tiếp cận với các pho tượng mà chỉ đứng trên nhìn xuống. Giá mà di tích hoàng thành Thăng Long của ta vừa khai quật cũng được bảo vệ thế này thì tốt quá. Cùng với hố khai quật thứ nhất rộng mấy nghìn mét vuông, còn lại hai hố khác cũng rộng không kém, nhưng được giữ lại làm mái che gìn giữ chứ chưa đào lên vì Trung Quốc chưa đủ phương tiện và công nghệ để bảo vệ các di tích. Nhà bảo tàng hiện vật ở ngay đấy khá rộng, chia làm nhiều gian trưng bày các tượng tướng lĩnh, binh sỹ, xe ngựa, binh khí thời Tần. Có một cỗ xe 4 ngựa kéo đúc bằng đồng xanh còn nguyên vẹn. Cỗ xe và những con ngựa khá đẹp, chứng tỏ công nghệ đúc đồng của Trung Quốc thời Tần đã khá tiến bộ.       Mộ Tần Thủy Hoàng được chôn dưới lòng đất một quả đồi cao. Đường lên đỉnh ngôi mộ được xây kiên cố bằng đá, có đến trên 260 bậc. Khu đồi được trồng rất nhiều cây lựu. Theo giới thiệu thì năm 1961, Bác Hồ đã đến thăm nơi đây do Thủ tướng Chu ân Lai hướng dẫn. Khi lên đến đỉnh đồi, Bác có gợi ý là ở đây nên trồng cây lựu. Thế là Thủ tướng đã chỉ đạo theo ý kiến của Bác, quả đồi này đã được trồng lựu, đến nay đã có những cây lựu to vào loại cổ thụ. Đỉnh đồi chỉ có một tấm bia ghi sơ đồ khu mộ và một bản đồ bằng đá phẳng chỉ dẫn chi tiết mộ táng của Tần Thủy Hoàng. Sở dĩ Trung Quốc chưa thể khai quật ngôi mộ này vì thời đó, khi chôn, người ta đã bố trí một suối thủy ngân để bảo vệ thi hài. Do chưa có biện pháp xử lý suối thủy ngân nên chưa thể khai quật, sợ sẽ làm hủy hoại thi hài và ô nhiễm cả một vùng quanh đấy. Mặt khác, theo sử sách là khi mai táng Tần Thủy Hoàng, vua Nhị thế ngoài việc cho chôn sống những cung phi, mỹ nữ từng phục vụ vua cha và cả những người trực tiếp chôn cất, còn đặt nhiều máy bắn tên để không cho xâm nhập.       Gần mộ Tần Thủy Hoàng có Hồ Hoa thành, nội tẩm của Dương Quý Phi, một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc. Đây cũng là một di tích lịch sử nổi tiếng của Tây An. Du khách được ngắm nhìn tượng của Dương Quý Phi gần như khỏa thân, trắng toát đứng trên cao sừng sững trước khuôn viên. Vào trong là các hồ tắm của Dương Quý Phi, Đường Minh Hoàng và các quan đại thần thời đó. Các hồ tắm đều lát đá, có bậc lên xuống. Qua thời gian, các hồ đều không còn nước, chỉ thấy mặt đá đã sạm đen, nhưng các mái che để bảo vệ thì được xây dựng với những vật liệu rất hiện đại. Cạnh hồ tắm của Dương Quý Phi có một lầu nhỏ rất cầu kỳ được dựng ở trên cao để sau khi tắm xong, Dương Quý Phi lên lầu hong khô trước khi mặc xiêm y. Mười mấy đời vua Đường đều đóng đô ở Tây An (còn gọi là Trường An) nhưng di tích còn lại không nhiều. Mộ Võ Tắc Thiên chỉ cách khu này hơn 20km nhưng hướng dẫn viên bảo cũng chỉ là phế tích!        Du khách còn được vào thăm Bảo tàng Lịch sử Thiểm Tây, trưng bày các hiện vật, tranh ảnh từ thời Tây Chu, Tần, Hán, Đường. Cũng chỉ là có ý niệm về những nền văn minh cổ xưa của Trung Quốc. Nhưng khi đến thăm quảng trường Đại Yên Bắc và Đài phun nước thì du khách thực sự ngỡ ngàng vì cái hoành tráng, rực rỡ, tráng lệ và hiện đại của nó. Đứng ở giữa quảng trường, nhìn bên trái là Tháp Đại Yên cao lồng lộng, trước mặt là phố xá nhộn nhịp, bên phải là Đài phun nước kéo dài tít tắp được coi là lớn nhất châu Á, rộng đến vài hécta. Cứ khoảng mười phút, nhạc và lời ca cất lên, các vòi phun lớn nhỏ, cao thấp, có cái uốn vòng, có cái bốc cao đều đồng loạt phun nước lên vòm trời. Trong ánh nắng, những vòi nước càng sáng, rực rỡ.       Tây An đi Quế Lâm bằng máy bay mất gần 2 giờ đồng hồ trên chặng bay hơn 1.000km. Quế Lâm là một thành phố rất thân thiết đối với Việt Nam vì ở đây trong kháng chiến chống Mỹ có Trường Học sinh miền Nam, Trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Hiện nay, lưu học sinh Việt Nam ở Quế Lâm cũng không ít. Cái thú du lịch ở Quế Lâm là đi thuyền trên sông Ly Giang để ngắm thành phố, ngắm những núi đá có hình thù khác nhau trên hai bờ sông như núi Voi phục, núi Phục Ba, Diệp Thái sơn. Có cảm giác như đi du lịch Bích Động - Tam Cốc của Ninh Bình, nhưng cảnh trí ở đây đẹp hơn, thoáng rộng hơn...       Một chuyến đi dài trên chặng đường khoảng hơn 6.000km bằng đủ các loại phương tiện: Ôtô, tàu hỏa, máy bay, du thuyền, qua 5 thành phố lớn với 3 cố đô, tham quan trên 10 di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu. Có thêm một nhận xét là Trung Quốc hiện nay ngoài việc xây dựng, mở rộng các thành phố lớn theo một quy hoạch khá hiện đại, được quản lý rất chặt chẽ, đã rất chú ý đến việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa để phát triển du lịch, một lợi thế của đất nước rộng lớn này.