Bốn bức ảnh không gian mới nhất vừa được NASA công bố hồi tuần trước - Ảnh: NASA

Trôi bềnh bồng với cả thế giới bên dưới

Câu chuyện sau đây không chỉ liên quan đến một bức ảnh đáng kinh ngạc về Trái đất mà còn ghi dấu một kỳ tích đặc biệt của nhân loại. Năm 1984, NASA đã thực hiện nhiệm vụ thử nghiệm một mẫu thiết bị phản lực không gian cho các phi hành gia. Nó được gọi là Đơn vị cơ động có người lái (MMU).

Vào tháng 2 năm đó, phi hành gia Bruce McCandless đã bay vào vũ trụ lần đầu tiên trên tàu con thoi Challenger để thử nghiệm máy bay phản lực. Sau một số thử nghiệm bên trong tàu vũ trụ, McCandless đã mạo hiểm đi ra khoảng không gian vũ trụ với thiết bị MMU gắn trên lưng. Vậy là, vào ngày 7/2 /1984, McCandless trở thành người đầu tiên “đi bộ” hoàn toàn tự do ngoài không gian mà không cần dây neo vào tàu của mình.

Khoảnh khắc bất tử trong bức ảnh toàn cảnh được chụp từ tàu Challenger trong khi Bruce đang lơ lửng cách tàu con thoi khoảng 98 mét. Bức ảnh đã nói lên tất cả: Chỉ có ông và chiếc ghế phản lực của ông giữa màu đen của không gian bên ngoài và màu xanh bao la của Trái đất dưới chân.

Trước khi qua đời vào tháng 12/2017, McCandless đã thú nhận với National Geographic rằng ông không dừng lại để nhìn xuống Trái đất trong chuyến bay không dây neo của mình. Tuy nhiên, có một lúc ông nhận thấy mình đã bay qua bang Florida.

Sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, cả Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đều có trình độ kinh tế tương đương nhau. Nhưng trong khi nền kinh tế Hàn Quốc tiếp tục phát triển trong những thập kỷ sau đó, thì Triều Tiên chìm trong nghèo đói.

Không có cách nào để hình dung về cơ sở hạ tầng năng lượng bấp bênh của Triều Tiên tốt hơn là thông qua các hình ảnh được chụp từ vũ trụ. Tháng 1/ 2014, một phi hành gia trên tàu vũ trụ quốc tế (ISS) đã chụp ảnh bán đảo Triều Tiên vào ban đêm.

Ở phần trên của bức ảnh, chúng ta có thể thấy trong khi Hàn Quốc rực rỡ nổi bật ở góc dưới bên phải. Giữa cả hai quốc gia, có một vùng màu đen gần như hoàn toàn hòa quyện hoàn hảo với màu đen của biển xung quanh. Nhưng đó thực ra là Triều Tiên.

Khi hình ảnh từ ISS được công bố công khai, Triều Tiên đã đưa ra một số tuyên bố, cho rằng “bản chất của xã hội không phải là ánh sáng hào nhoáng”. Nhà lãnh đạo Triều tiên Kim Jong Un cũng đã kêu gọi người dân trong nước tích cực làm việc để khôi phục ngành điện của quốc gia.

Tất cả những gì bạn nhìn thấy được trên bầu trời chỉ nằm gọn trong vòng tròn này

Các ngôi sao đã là rất lớn, tuy nhiên, các thiên hà còn lớn hơn rất rất nhiều. Hình ảnh này là thiên hà của chúng ta. Bằng mắt thường khi nhìn lên bầu trời đêm, bạn chỉ thấy được những đốm sáng trong vòng tròn màu vàng. Những ngôi sao xa nhất ở rìa vòng tròn chỉ có thể được nhìn thấy khi bạn ở Nam bán cầu với điều kiện lí tưởng nhất. Đối với nhiều địa điểm khác, có thể là thành phố của bạn, vòng tròn sẽ nhỏ lại rất nhiều.

Một ngôi sao băng nhìn từ trên cao

Khi muốn xem một ngôi sao băng trông như thế nào, bạn sẽ gần như hình dung ra ngay một vệt sáng lao qua bầu trời đêm. Đó là điều tự nhiên khi chúng ta đã quen với việc chỉ nhìn thấy những ngôi sao băng từ dưới mặt đất.

Nhưng không phải ai cũng thế. Vào ngày 13 tháng 8 năm 2011, một phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đã chụp một tấm ảnh về Trái đất trong khi trạm đang bay qua Trung Quốc. Điều làm cho tấm ảnh này trở nên đặc biệt là nó cho thấy một vệt sáng nhỏ xuyên qua bầu khí quyển Trái đất.

Phi hành gia đã đăng lên mạng xã hội Tweeter bức ảnh trên cùng với chú thích: "Một ngôi sao băng trông như thế nào khi nhìn từ vũ trụ, được chụp ngày hôm qua trong trận mưa sao băng Perseid.” Đúng vậy, vệt sáng đó thực ra là một thiên thạch cháy sáng khi nhìn từ trên cao. Như dòng tweet chỉ ra, ngôi sao băng này là một phần của mưa sao băng Perseid, một sự kiện xảy ra hàng năm vào tháng 8.

Một sao chổi rơi xuống Los Angeles

Đây là ngôi sao chổi với tên mã 67P/CG mà tàu thăm dò Philae đã hạ cánh trên đó vào tháng 11 năm ngoái. Trong không gian, đường kính 3,5 dặm của nó thực sự không thấm tháp gì. Tuy nhiên, nếu nó rơi xuống Los Angeles, lại là một điều khó có thể tưởng tượng.

Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số 100.000 đốm sáng ở đây

Lại phải nhấn mạnh lại sự bao la của vũ trụ là không thể tưởng tượng nổi. Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hành tỷ thiên hà khác ngoài kia. Đây chỉ là tấm bản đồ được các nhà khoa học lập với 100.000 thiên hà gần chúng ta nhất. Nó được gọi là siêu quần thiên hà Laniakea. Siêu quần thiên hà này được tạo thành bởi nhiều nhánh, thiên hà của chúng ta nằm trên một nhánh xa của nó. Một siêu quần thiên hà giáp chúng ta, Perseus dường như với các nhánh ngược chiều. Giữa hai siêu quần lại là một khoảng cách không thể tưởng tượng nổi.

Bộ đôi Herbig-Haro 46/47 cách trái đất gần 1.500 năm ánh sáng

Cách trái đất gần 1.500 năm ánh sáng là bộ đôi sao sơ sinh có tên Herbig-Haro 46/47. Hai sao này ước tính chỉ vài ngàn tuổi, và chỉ mới được khai sinh nếu tính theo niên đại vũ trụ.

Tinh vân Lạp Hộ và Cụm sao Trapezium

Tinh vân Lạp Hộ và Cụm sao Trapezium, cách trái đất khoảng 1.600 năm ánh sáng, là nơi khai sinh những ngôi sao rất trẻ nhưng vô cùng sáng. Một trong 4 sao trẻ ở đây sáng gấp 20.000 lần mặt trời của chúng ta.

Bên cạnh nhóm 4 sao chính, Tinh vân Lạp Hộ và Cụm sao Trapezium còn chứa 700 sao trẻ ở những giai đoạn phát triển khác nhau.

Một sao Wolf-Rayet cách trái đất khoảng 15.000 năm ánh sáng

Không dễ gì để trở thành một ngôi sao thuộc nhóm Wolf-Rayet, như ngôi sao này đang ở cách địa cầu khoảng 15.000 năm ánh sáng.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ước tính chỉ có vỏn vẹn 220 sao Wolf-Rayet trong số ít nhất 100 tỉ sao thuộc Dải Ngân hà.

Sao Wolf-Rayet cực nóng và đốt nhanh, với nhiệt độ cao gấp từ 20 đến 40 lần bề mặt mặt trời. Hậu quả là chúng đối mặt với cái chết trẻ và vô cùng bạo lực.

Mặt trời của chúng ta mất khoảng 10 tỉ năm để hoàn tất chu kỳ sống, trong khi thời gian tồn tại của sao Wolf-Rayet chỉ vài trăm ngàn năm.

Nếu sao Wolf-Rayet phải chịu đựng vận mệnh bi thảm, Tinh vân Chiếc Nhẫn cách trái đất khoảng 2.000 năm ánh sáng hiện vẫn duy trì được sự rực rỡ sau khi "tử vong".

Là tàn tích của một ngôi sao như mặt trời, tinh vân được phát hiện năm 1779, nhờ vào công của nhà thiên văn người Pháp Antoine Darquier de Pellepoix.

Thiên hà lùn NGC 6822 là nhà của khoảng 10 triệu sao, quá ít so với mức tối thiểu của Dải Ngân hà là 100 tỉ USD. Tuy nhiên, bù lại với kích thước nhỏ bé, thiên hà lùn gần đây nhờ kính James Webb được phát hiện có một chiếc đuôi bụi trải dài 200 tỉ năm ánh sáng.

Không dừng lại ở đó, nơi đây tập trung những ngôi sao sáng chói, với độ sáng cao gấp 100.000 lần so với mặt trời của chúng ta.

Các thiên hà xoắn ốc thường được nhận diện thông qua các cánh tay không đồng nhất. Thế nhưng, đó không phải là trường hợp của thiên hà M51.

Cách trái đất khoảng 27 triệu năm ánh sáng, thiên hà M51 có những cánh tay hoàn hảo và nén lại với nhau. M51 không phải là ngoại lệ trong vũ trụ. Nhờ kính James Webb, các chuyên gia trái đất chụp được "đối thủ" của nó là thiên hà NGC 5195.

Cả hai thiên hà đang trong trạng thái tranh chấp, và nhìn qua có vẻ phần thắng đang nghiêng về NGC 5195.

Cụm sao Pandora, hay tên chính thức hơn là Abell 2744, có kích thước khổng lồ. Abell 2744 tập trung 4 cụm sao khác nhau và cách trái đất khoảng 3,5 tỉ năm ánh sáng.

Bề ngang của cụm sao này trải rộng đến 350 triệu năm ánh sáng.

Kính James Webb cũng chụp được hình ảnh tuyệt đẹp của sao Thổ và một vài trong số 146 mặt trăng của nó.

Điều này cho thấy dù được chế tạo để nhìn xuyên thời gian, ngược về 13,4 tỉ năm ánh sáng, kính James Webb có thể mang đến những cái nhìn mới về các hành tinh của hệ mặt trời.